Hoa Nghi lược dịch
Theo
ông, năm nay đánh dấu điểm giữa của ĐH 5 năm ĐCSVN. Trước đó, Hội nghị lần thứ
tám của Ủy ban Trung ương ĐCSVN đã họp vào tháng 10 để khởi xướng lập kế hoạch
cho Đại hội 13 vào năm 2021, bổ nhiệm năm tiểu ban chịu trách nhiệm soạn thảo kế
hoạch kinh tế xã hội tiếp theo của Việt Nam, sửa đổi luật lệ (quy định) dành
cho các ủy ban trung ương tiếp theo và Bộ Chính trị. Và một số điểm phát triển
chính trị và kinh tế lớn trong nước năm 2018 sẽ cân nhắc rất nhiều về sự chuẩn
bị này.
Đầu
tiên trong số này là chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam, trong
đó phát hiện ra sự gian lận của các quan chức liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam và ba ngân hàng lớn. Trong một tình tiết kỳ quái, các quan chức an ninh Việt
Nam đã đưa cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam từ Đức về
Hà Nội và kết án tù chung thân. Giám đốc điều hành của Tập đoàn này cũng bị kết
án tử hình.
Chiến
dịch chống tham nhũng đã mở rộng phạm vi bằng cách truy tố một thứ trưởng của Bộ
Công an, một sĩ quan quân đội đứng đầu một công ty thuộc sở hữu của quân đội và
một mạng lưới các quan chức cao cấp ở thành phố Đà Nẵng. Tháng 3.2018, Đinh La
Thăng - cựu lãnh đạo đảng ở Đà Nẵng bị cách chức Bộ Chính trị - trở thành cựu
thành viên Bộ Chính trị đầu tiên bị kết án tù.
Một
thách thức khác đối với ĐCSVN năm nay là sự phản đối của công chúng đối với hai
dự thảo luật được đưa ra để tranh luận tại Quốc hội. Đầu tiên, Luật về các khu
hành chính và kinh tế đặc biệt, quy định thành lập ba đặc khu kinh tế - Vân Đồn,
Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thứ hai, Luật về An ninh mạng, đã hợp nhất các văn bản
pháp luật rải rác khác hiện có trong nỗ lực điều chỉnh hành vi internet .
Truyền
thông xã hội Việt Nam chỉ trích rằng, việc cho thuế 99 năm ở các đặc khu là nhằm
lợi ích hóa mảng kinh doanh của Trung Quốc và đây là mối đe dọa đối với an ninh
quốc gia. Luật An ninh mạng được nhiều người xem là hạn chế quyền tự do ngôn luận
trên các phương tiện truyền thông xã hội. Các cuộc biểu tình và biểu tình
công khai chống Trung Quốc ồ ạt nổ ra vào tháng 6, một số trở nên bạo lực ở
Bình Thuận. Các nhà phân tích chính trị cho rằng các cuộc biểu tình là một sự bất
mãn của người dân đối với sự bất ổn trong chính phủ.
Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục củng cố vị trí lãnh đạo của mình khi được bầu
làm chủ tịch nước sau cái chết của chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 11. Sự
đi lên này có khả năng làm đảo lộn sự cân bằng lãnh đạo trước đó và đặt quyền lực
to lớn vào tay một người. Giờ đây Trọng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định
hình cả chính sách và lựa chọn nhân sự cho Đại hội toàn quốc lần thứ 13.
Tình
hình nhân quyền của Việt Nam ngày càng xấu đi khi giới an ninh tiếp tục bắt giữ,
xét xử và tống giam một loạt các nhà hoạt động chính trị và xã hội dân sự theo
các điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự. Các nhà hoạt động này có liên quan đến
một loạt các vấn đề bao gồm các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, các vấn đề
môi trường, quyền lao động,... Hai nhà hoạt động nổi tiếng, luật sư Nguyễn Văn
Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, lần lượt được ra tù và bị đưa đến Đức và Mỹ (người
dịch: ứớc tính chính quyền đã kết án ít nhất 48 nhà hoạt động nhân quyền và
blogger. Theo HRW, chỉ tính đến tháng 11, ít nhất 127 người đã bị kết án vì
tham gia cuộc biểu tình vào tháng 06).
Bất
chấp những sự kiện chính trị liên quan, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ
với gần 7% GDP trong ba quý đầu năm 2018, đưa Việt Nam trở thành một trong những
nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới (người dịch: rất khó để kiểm chứng
độ chính xác của con số 7% này).
Đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào quần áo, giày dép và đặc biệt là điện tử dẫn đến xuất
khẩu sản xuất tăng mạnh. Việt Nam cũng là người hưởng lợi ngắn hạn trong cuộc
chiến thuế quan Mỹ - Trung, khi các công ty Trung Quốc và nước ngoài chuyển dây
chuyển sản xuất đến Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng và Việt
Nam ghi nhận thặng dư thương mại là 35 tỷ USD (người dịch: trong một bài viết
trên VNexpress gần đây cho biết, Việt Nam có thể trở thành một điểm chứa rác
công nghệ cho các công ty Trung Quốc, bởi không ít doanh nghiệp Trung Quốc đang
đẩy rất nhanh tốc độ thay thế và thải loại công nghệ cũ vì tác động của cuộc
chiến Tập-Trump).
Nhìn
về phía trước, Việt Nam sẽ đối mặt với ít nhất bốn thách thức lớn trong năm
2019.
Đầu tiên
là, các nhà lãnh đạo của Việt Nam phải giải quyết vấn đề bất ổn xã hội tiềm ẩn
đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lan rộng bằng cách giải quyết các vấn đề liên
quan đến chính sách quản trị, bao gồm các vấn đề về đất đai, lao động và cũng
như môi trường tự do internet.
Thứ hai,
các nhà lãnh đạo của Việt Nam phải đánh giá hiệu quả việc kiêm nhiệm 2 chức vụ
(TBT với CTN), quyết định gia hạn hay chấm dứt sự sắp xếp này khi nhiệm kỳ của
Nguyễn Phú Trọng hết hạn vào năm 2021.
Thứ ba,
Việt Nam phải thực hiện các cải cách kinh tế đã được xác định, như cắt giảm trợ
cấp cho các doanh nghiệp nhà nước để chấm dứt tình trạng mà Mỹ chỉ ra là nền
kinh tế phi thị trường. Việt Nam cũng nên thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái
hiện tại của mình để tránh bị Mỹ chỉ định là thao túng tiền tệ.
Cuối cùng,
Việt Nam cần đảm bảo sự lãnh đạo trong tương lai của đất nước bằng cách xác định
'cán bộ chiến lược' - thế hệ lãnh đạo đảng sạch tiếp theo - sẽ được bầu vào Ủy
ban Trung ương mới vào năm 2021.