Phạm Nguyên Trường dịch
Chú thích ảnh: Những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đang
cầu nguyện trong một nhà thờ Hồi giáo ở Hotan, Tân Cương, miền Tây Trung Quốc,
năm 2015. Dân chúng bị máy bay không người lái (drone), camera đặt khắp nơi và
phần mềm gián điệp buộc phải gắn trên điện thoại của họ theo dõi suốt ngày đêm.
(Greg Baker / AFP / Getty Images)
Chiến
tranh thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc tập trung vào các sản phẩm, từ nông sản
đến thiết bị gia dụng, nhưng Mĩ và các chế độ dân chủ khác nên quan tâm tới loại
hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc: chế độ độc tài kĩ thuật số.
Các
quan chức ở Bắc Kinh đang cung cấp các chính phủ trên khắp thế giới công nghệ
và chương trình huấn luyện tạo điều cho họ kiểm soát công dân của nước mình.
Khi các công ty Trung Quốc cạnh tranh với các đối tác quốc tế của họ trong những
lĩnh vực quan trọng như trí thông minh nhân tạo và dịch vụ di động 5G, các chuẩn
mực dân chủ từng chi phối mạng Internet toàn cầu sẽ không còn. Liên quan đến tự
do trên Internet, nhiều chính phủ đang muốn mua mô hình hạn chế mà Trung Quốc
đang bán.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc khá cởi mở khi thể hiện ý định trong việc
thay thế trật tự quốc tế tự do bằng tầm nhìn độc đoán của mình, một dự án mà rõ
ràng là sẽ lan tới lĩnh vực kĩ thuật số.
“Sáng kiến Một Vành đai, Một Con Đường”, một nỗ lực đầy tham vọng nhằm phóng chiếu ảnh hưởng của Trung Quốc lên toàn thế giới thông qua các khoản cho vay song phương và xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến công nghệ thông tin. Trong số 65 quốc gia được Freedom on the Net, tổ chức chuyên đánh giá về tự do trên toàn cầu thuộc tổ chức Freedom House, công bố hôm thứ Năm, đã phát hiện được 38 nước có lắp thiết bị viễn thông trên quy mô lớn từ các công ty hàng đầu của Trung Quốc như Huawei, ZTE hoặc China Telecom. Huawei đang xây dựng mạng Wi-Fi công cộng lớn nhất Mỹ Latinh ở Mexico, mạng di động 5G ở Bănglađét và dịch vụ 4.5G ở Campuchia và đang tư vấn cho chính phủ Kenya về “kế hoạch tổng thể” về công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong khi các công ty này đang xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” liên kết các quốc gia chủ nhà thông qua mạng cáp quang, các chuyên gia đã cảnh báo rằng những thiết bị này có thể tạo điều kiện cho các cơ quan tình báo Trung Quốc giám sát. Tháng 1 vừa qua, có báo cáo nói rằng mạng IT do Trung Quốc xây dựng tại trụ sở Liên minh châu Phi ở Ethiopia đã hàng ngày truyền dữ liệu bí mật tới Thượng Hải trong suốt 5 năm liền.
Một số công ti Trung Quốc chú tâm vào việc xuất khẩu công nghệ giám sát. Ở 18 trong số 65 quốc gia được Freedom House tiến hành đánh gía – trong đó có Zimbabwe, Singapore và một số nước châu Âu - các doanh nghiệp như Yitu, CloudWalk và công ti mà nhà nước nắm một số cổ phần là Hikvision đang kết hợp những tiến bộ trong trí thông minh nhân tạo và nhận diện khuôn mặt để tạo ra “Thành phố thông minh” và hệ thống giám sát phức tạp; tạo điều kiện cho các chính phủ độc đoán nhận diện và theo dõi việc di chuyển hàng ngày của công dân nước mình.
Những vụ khủng bố liên tục của chính quyền Trung Quốc nhắm vào người Hồi giáo ở Tân Cương dấy lên lo ngại về tiềm năng của những công cụ này. Dân chúng bị máy bay không người lái (drone), camera lắp đặt khắp nơi trên đường phố và các ứng dụng phần mềm gián điệp buộc phải gắn vào điện thoại của họ theo dõi suốt ngày đêm. Bị nghi là phần tử “không đáng tin cậy” có thể đưa người đó vào trại cải tạo “bí mật” ở Tân Cương.
Bắc Kinh không chỉ chuyển giao công nghệ đàn áp cho các chính phủ cùng não trạng ở nước ngoài, mà còn mời các quan chức và những kẻ ăn trên ngồi trốc trong giới truyền thông của chính phủ đến Trung Quốc tham gia huấn luyện về kiểm soát bất đồng chính kiến và thao túng dư luận trên mạng xã hội. Các quan chức Trung Quốc đã tổ chức các khóa huấn luyện về phương tiện truyền thông mới hoặc quản lí thông tin cho đại diện từ 36 trong số 65 quốc gia được Freedom House đã khảo sát. Trong một cuộc hội thảo kéo dài hai tuần hồi năm ngoái, các quan chức tới Trung Quốc đã thăm quan trụ sở của một công ty có chân trong “các hệ thống quản lý dư luận xã hội dữ liệu lớn”.
Các chế độ dân chủ cần phải có hành động ngay lập tức nhằm trì hoãn quá trình bành trướng công nghệ phản-không-tưởng (nôm na là giám sát dân chúng trong khi xã hội đã trở thành giàu có, thịnh vượng – ND) của Trung Quốc. Các chính phủ phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ti cố ý cung cấp công nghệ với mục đích đàn áp ở những nơi như Tân Cương. Các nhà lập pháp ở Mĩ phải thảo luận lại và thông qua Luật Tự do Trực tuyến Toàn cầu (Global Online Freedom Act), làm kim chỉ nam cho Bộ trưởng Ngoại giao chọn ra các quốc gia hạn chế tự do Internet và cấm xuất khẩu sang các quốc gia đó những sản phẩm có thể được sử dụng nhằm kiểm duyệt hoặc giám sát với mục đích đàn áp. Luật này cũng sẽ yêu cầu các công ti công nghệ hoạt động trong các nước áp bức công bố báo cáo hằng năm về những việc họ đang làm nhằm bảo vệ nhân quyền và tự do thông tin.
Nhưng biện pháp tốt nhất giúp các chế độ dân chủ ngăn chặn sự vươn lên của chủ nghĩa độc tài kĩ thuật số là chứng minh rằng có một mô hình quản lí Internet hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ phải giải quyết những thông tin xuyên tạc và lạm dụng dữ liệu trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng những biện pháp tôn trọng nhân quyền, đồng thời, đảm rằng Internet là của toàn thế giới, tự do và an toàn.
Các nhà hoạch định chính sách phải có những nỗ lực nghiêm túc nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và bảo vệ dữ liệu cá nhân của các công dân, không để chính phủ, các công ti và tội phạm lạm dụng. Các công ty công nghệ phải tăng cường làm việc các chuyên gia trong xã hội dân sự nhằm tối đa hóa sự minh bạch và đảm bảo rằng nền tảng của họ không bị lạm dụng để phát tán tin tức giả mạo. Như cuộc bầu cử năm 2016 ở Mĩ đã cho thấy, việc quản lí một cách trách nhiệm hơn truyền thông xã hội và quyền riêng tư vững chắc hơn là thiết yếu nhằm ngăn chặn các tác nhân độc hại, không để cho họ lợi dụng những xã hội cởi mở trong việc làm suy yếu chế độ dân chủ.
Bắc Kinh đang làm việc tích cực nhằm tuyên truyền hệ thống của mình trên khắp thế giới. Nếu các các chế dân chủ không thể thúc đẩy các nguyên tắc và lợi ích của mình với sự quyết tâm tương tự như thế, thì chủ nghĩa độc tài kĩ thuật số có thể trở thành hiện thực mới đối với tất cả chúng ta.
Michael Abramowitz là chủ tịch (president) của tổ chức Freedom House.
Michael Chertoff là chủ tịch điều hành (chairman) của Freedom House, cựu bộ trưởng nội an (Mĩ) và cựu giám đốc điều hành Tập đoàn Chertoff, chuyên tư vấn cho các tập đoàn về an ninh mạng và an toàn cho phần cứng của máy tính và mạng.
“Sáng kiến Một Vành đai, Một Con Đường”, một nỗ lực đầy tham vọng nhằm phóng chiếu ảnh hưởng của Trung Quốc lên toàn thế giới thông qua các khoản cho vay song phương và xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến công nghệ thông tin. Trong số 65 quốc gia được Freedom on the Net, tổ chức chuyên đánh giá về tự do trên toàn cầu thuộc tổ chức Freedom House, công bố hôm thứ Năm, đã phát hiện được 38 nước có lắp thiết bị viễn thông trên quy mô lớn từ các công ty hàng đầu của Trung Quốc như Huawei, ZTE hoặc China Telecom. Huawei đang xây dựng mạng Wi-Fi công cộng lớn nhất Mỹ Latinh ở Mexico, mạng di động 5G ở Bănglađét và dịch vụ 4.5G ở Campuchia và đang tư vấn cho chính phủ Kenya về “kế hoạch tổng thể” về công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong khi các công ty này đang xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” liên kết các quốc gia chủ nhà thông qua mạng cáp quang, các chuyên gia đã cảnh báo rằng những thiết bị này có thể tạo điều kiện cho các cơ quan tình báo Trung Quốc giám sát. Tháng 1 vừa qua, có báo cáo nói rằng mạng IT do Trung Quốc xây dựng tại trụ sở Liên minh châu Phi ở Ethiopia đã hàng ngày truyền dữ liệu bí mật tới Thượng Hải trong suốt 5 năm liền.
Một số công ti Trung Quốc chú tâm vào việc xuất khẩu công nghệ giám sát. Ở 18 trong số 65 quốc gia được Freedom House tiến hành đánh gía – trong đó có Zimbabwe, Singapore và một số nước châu Âu - các doanh nghiệp như Yitu, CloudWalk và công ti mà nhà nước nắm một số cổ phần là Hikvision đang kết hợp những tiến bộ trong trí thông minh nhân tạo và nhận diện khuôn mặt để tạo ra “Thành phố thông minh” và hệ thống giám sát phức tạp; tạo điều kiện cho các chính phủ độc đoán nhận diện và theo dõi việc di chuyển hàng ngày của công dân nước mình.
Những vụ khủng bố liên tục của chính quyền Trung Quốc nhắm vào người Hồi giáo ở Tân Cương dấy lên lo ngại về tiềm năng của những công cụ này. Dân chúng bị máy bay không người lái (drone), camera lắp đặt khắp nơi trên đường phố và các ứng dụng phần mềm gián điệp buộc phải gắn vào điện thoại của họ theo dõi suốt ngày đêm. Bị nghi là phần tử “không đáng tin cậy” có thể đưa người đó vào trại cải tạo “bí mật” ở Tân Cương.
Bắc Kinh không chỉ chuyển giao công nghệ đàn áp cho các chính phủ cùng não trạng ở nước ngoài, mà còn mời các quan chức và những kẻ ăn trên ngồi trốc trong giới truyền thông của chính phủ đến Trung Quốc tham gia huấn luyện về kiểm soát bất đồng chính kiến và thao túng dư luận trên mạng xã hội. Các quan chức Trung Quốc đã tổ chức các khóa huấn luyện về phương tiện truyền thông mới hoặc quản lí thông tin cho đại diện từ 36 trong số 65 quốc gia được Freedom House đã khảo sát. Trong một cuộc hội thảo kéo dài hai tuần hồi năm ngoái, các quan chức tới Trung Quốc đã thăm quan trụ sở của một công ty có chân trong “các hệ thống quản lý dư luận xã hội dữ liệu lớn”.
Các chế độ dân chủ cần phải có hành động ngay lập tức nhằm trì hoãn quá trình bành trướng công nghệ phản-không-tưởng (nôm na là giám sát dân chúng trong khi xã hội đã trở thành giàu có, thịnh vượng – ND) của Trung Quốc. Các chính phủ phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ti cố ý cung cấp công nghệ với mục đích đàn áp ở những nơi như Tân Cương. Các nhà lập pháp ở Mĩ phải thảo luận lại và thông qua Luật Tự do Trực tuyến Toàn cầu (Global Online Freedom Act), làm kim chỉ nam cho Bộ trưởng Ngoại giao chọn ra các quốc gia hạn chế tự do Internet và cấm xuất khẩu sang các quốc gia đó những sản phẩm có thể được sử dụng nhằm kiểm duyệt hoặc giám sát với mục đích đàn áp. Luật này cũng sẽ yêu cầu các công ti công nghệ hoạt động trong các nước áp bức công bố báo cáo hằng năm về những việc họ đang làm nhằm bảo vệ nhân quyền và tự do thông tin.
Nhưng biện pháp tốt nhất giúp các chế độ dân chủ ngăn chặn sự vươn lên của chủ nghĩa độc tài kĩ thuật số là chứng minh rằng có một mô hình quản lí Internet hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ phải giải quyết những thông tin xuyên tạc và lạm dụng dữ liệu trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng những biện pháp tôn trọng nhân quyền, đồng thời, đảm rằng Internet là của toàn thế giới, tự do và an toàn.
Các nhà hoạch định chính sách phải có những nỗ lực nghiêm túc nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và bảo vệ dữ liệu cá nhân của các công dân, không để chính phủ, các công ti và tội phạm lạm dụng. Các công ty công nghệ phải tăng cường làm việc các chuyên gia trong xã hội dân sự nhằm tối đa hóa sự minh bạch và đảm bảo rằng nền tảng của họ không bị lạm dụng để phát tán tin tức giả mạo. Như cuộc bầu cử năm 2016 ở Mĩ đã cho thấy, việc quản lí một cách trách nhiệm hơn truyền thông xã hội và quyền riêng tư vững chắc hơn là thiết yếu nhằm ngăn chặn các tác nhân độc hại, không để cho họ lợi dụng những xã hội cởi mở trong việc làm suy yếu chế độ dân chủ.
Bắc Kinh đang làm việc tích cực nhằm tuyên truyền hệ thống của mình trên khắp thế giới. Nếu các các chế dân chủ không thể thúc đẩy các nguyên tắc và lợi ích của mình với sự quyết tâm tương tự như thế, thì chủ nghĩa độc tài kĩ thuật số có thể trở thành hiện thực mới đối với tất cả chúng ta.
Michael Abramowitz là chủ tịch (president) của tổ chức Freedom House.
Michael Chertoff là chủ tịch điều hành (chairman) của Freedom House, cựu bộ trưởng nội an (Mĩ) và cựu giám đốc điều hành Tập đoàn Chertoff, chuyên tư vấn cho các tập đoàn về an ninh mạng và an toàn cho phần cứng của máy tính và mạng.