Khác biệt giữa hệ thống chính phủ nghị viện và tổng thống là gì?

Posted on
  • Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,

  • Sự khác biệt chính giữa một hệ thống chính phủ nghị viện và chính phủ tổng thống là trong một hệ thống tổng thống, tổng thống tách biệt với cơ quan lập pháp, nhưng trong một hệ thống nghị viện, người đứng đầu hành pháp, chẳng hạn như thủ tướng, là một phần của cơ quan lập pháp, hoặc quốc hội. Hệ thống tổng thống chế tách biệt các chức năng hành pháp và lập pháp của chính phủ và tạo ra cái thường được gọi là kiểm soát và cân bằng để hạn chế quyền lực của cae người đứng đầu hành pháp và lập pháp. Trong hệ thống nghị viện, cơ quan lập pháp nắm giữ quyền lực, và người đứng đầu hành pháp phải trả lời  cơ quan lập pháp. Một khác biệt chính là trong hệ thống tổng thống chế, người đứng đầu hành pháp và các thành viên của cơ quan lập pháp được bầu một cách riêng biệt bởi người dân, nhưng trong một hệ thống nghị viện, cơ quan lập pháp do nhân dân bầu và sau đó cơ quan này phải bổ nhiệm hoặc đề nghị bổ nhiệm một thành viên của nó làm người đứng đầu hành pháp.

    Nhiều hình thức của chính phủ được sử dụng bởi các nước trên thế giới, và rất ít chính phủ là hoàn toàn giống nhau, ngay cả khi họ sử dụng cùng một hệ thống. Hệ thống chính phủ tổng thống và nghị viện có thể khác nhau về chi tiết cụ thể từ nước này sang nước khác, nhưng một số khía cạnh chung thường là như nhau trong các quốc gia có cùng loại của hệ thống. Ví dụ, trong một số hệ thống nghị viện, cơ quan lập pháp quốc gia được gọi là nghị viện, và trong những nước khác, nó có thể được gọi bằng một thuật ngữ như "quốc dân đại hội/quốc hội", nhưng đều có các mục đích tương tự, bất kể tên gọi. Tương tự như vậy, quyền hạn cụ thể hoặc nhiệm vụ của tổng thống có thể thay đổi từ nước này sang nước khác, nhưng tất cả tổng thống thường là do nhân dân bầu ra và tách biệt khỏi cơ quan lập pháp.

    Tổng thống chế
    Trong một hệ thống tổng thống, tổng thống là người đứng đầu chính phủ và và là nguyên thủ quốc gia. Là người đứng đầu của chính phủ, tổng thống giám sát các hoạt động của chính phủ và thực hiện tốt các nhiệm vụ nhất định, chẳng hạn như bổ nhiệm cán bộ, công chức và các cố vấn để giúp điều hành chính phủ, ký hoặc phủ quyết các luật được thông qua bởi cơ quan lập pháp và thiết lập một ngân sách hàng năm. Nhiệm vụ tổng thống với tư cách nguyên thủ quốc gia bao gồm các công việc như đọc diễn văn, phát biểu, đại diện cho đất nước tại các sự kiện công cộng, tiếp hoặc đi thăm các nhà ngoại giao từ các nước khác, và trao các giải thưởng quốc gia uy tín.

    Hệ thống Nghị viện
    Các vai trò nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ thường được nắm giữ bởi những người khác nhau trong hệ thống nghị viện. Ví dụ, một quốc gia có thể có một thủ tướng giữ cương vị người đứng đầu chính phủ và quốc vương đóng vai trò nguyên thủ quốc gia. Một số quốc gia với hệ thống nghị viện cũng có một tổng thống thay vì của một quốc vương, giữ cương vị nguyên thủ quốc gia. Một đất nước mà có cả thủ tướng và tổng thống đôi khi được gọi là hệ thống chính phủ bán tổng thống, mặc dù nó liên quan chặt chẽ hơn với hệ thống nghị viện vì quyền lực được nắm giữ bởi cơ quan lập pháp và thủ tướng trong một hệ thống như vậy.

    Hiệu quả Lập pháp
    Một sự khác biệt giữa hai hệ thống chính phủ này là những ảnh hưởng mà mỗi hệ thống tác động lên những thứ như hiệu quả hoạt động và mâu thuẫn chính trị. Trong một hệ thống tổng thống, bởi vì người đứng đầu hành pháp và các thành viên của cơ quan lập pháp được bầu riêng rẽ, thì có thể có tình hình tổng thống thuộc một đảng chính trị và cơ quan lập pháp được kiểm soát bởi một đảng chính trị khác. Điều này có thể gây ra bất hòa ở cấp cao nhất của chính phủ và gây khó khăn cho cả bên hành pháp và lập pháp để đạt được mục tiêu của mình. Trong hệ thống nghị viện, Thủ tướng hầu như luôn luôn từ đảng chính trị đang kiểm soát cơ quan lập pháp, do đó, sẽ có ít bất hòa, và nó dễ dàng hơn để đảng đó thực hiện mục tiêu của mình.

    Loại bỏ người đứng đầu hành pháp

    Hệ thống nghị viện và tổng thống cũng khác nhau về khả năng loại bỏ người đứng đầu hành pháp ra khỏi quyền lực. Trong hệ thống nghị viện, cơ quan lập pháp dễ dàng hơn nhiều trong việc loại bỏ các thủ tướng. Ngay cả một sự bất đồng trong chính sách hoặc lãnh đạo hiệu thiếu quả có thể là đủ lý do để điều này xảy ra. Tổng thống thì khó khăn bị loại bỏ cương vị của mình hơn, và nó thường chỉ xảy ra trong trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như khi nhà lãnh đạo bị cáo buộc là một trọng tội.
    Nguồn: http://gocsan.blogspot.com/2013/02/what-is-difference-between.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org