Chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc dưới kính hiển vi

Posted on
  • Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: , ,
  • Matthew Robertson
    Các quan chức phụ trách việc kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc, đặc biệt trong vài năm gần đây phải thực hiện một công việc mang tính quyết định – tác động đến truyền thông bên ngoài Trung Quốc, một việc đòi hỏi cần phải có bởi lô-gíc nội bộ của sự thống trị của Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP): Một mặt, họ cần cho thấy Đảng là kẻ thống trị đúng đắn và thành công của Trung Quốc; mặt khác, họ phải đối phó với những kẻ bất đồng quan điểm.
    Như Sarah Cook, một nhà nghiên cứu của tổ chức Freedom House, đề cập trong báo cáo gần đây của bà: “Để các câu chuyện tường thuật của Đảng có tính thuyết phục đối với khán giả bên trong và bên ngoài Trung Quốc, báo cáo – đặc biệt là báo cáo điều tra – về những mặt tối của sự thống trị của CCP tại Trung Quốc và các hoặt động của Trung Quốc tại nước ngoài phải bị ngăn chặn.
    Theo hai báo cáo xuất bản vào ngày 22 tháng 10, thì các quan chức tuyên truyền và kiểm duyệt của Trung Cộng trong vài năm gần đây đã phát triển một bộ phương pháp và thủ đoạn phong phú và mở ám nhắm vào việc tác động đến các kết quả này.
    Anne Nelson, một nhà nghiên cứu khác, đã xuất bản một báo cáo về sự bành trướng ra nước ngoài của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, cơ quan truyền thông nhà nước của Đảng cộng sản Trung Quốc, cùng ngày. Cả hai báo cáo được bảo trợ bởi National Endowment for Democracy, một cơ quan Mỹ được tài trợ chuyên ủng hộ chế độ dân chủ trên toàn thế giới.

    Hành động trực tiếp
    Báo cáo của Cook đã bóc trần một cách có hệ thống các lớp của nhiều bộ máy kiểm duyệt của Đảng, phân tích từng cái để xem nó hoạt động thế nào, nhắm vào ai, và có ảnh hưởng gì: có “hành động trực tiếp” bởi các nhà ngoại giao Trung Quốc, quan chức, và nhân viên an ninh, những người ngăn cản phóng viên và trừng phạt các cơ quan truyền thông ngoan cố; có những sự dụ dỗ và trừng phạt kinh tế; có áp lực ngoại giao, chính trị và kinh tế gián tiếp, thông qua các nhà quảng cáo hoặc các chính phủ và gián điệp mạng hoặc thậm chí là tấn công bạo lực.
    Ví dụ, có lần trưởng biên tập của báo Bloomberg được một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc tiếp cận, người muốn có một cuộc nói chuyện giết thời gian với ông về vấn đề tài chính của gia đình Tập Cận Bình, người lúc đó chuẩn bị là tổng bí thư của Đảng cộng sản Trung Quốc. Câu chuyện được nói ra, nhưng trang web tiếng Anh của Bloomberg đã bị chặn không lâu sau đó.
    Việc này không có ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của Bloomberg vì lượng người đọc tiếng Anh ở Trung Quốc là hạn chế. Tuy nhiên Thời báo New York thị bị đánh mạnh hơn. Sau khi họ làm một cuộc điều tra để cho thấy gia đình Ôn Gia Bảo đã có được khối tài sản khổng lồ như thế nào, thì chính phủ Trung Quốc liền cho đóng cửa trang web tiếng Trung mới mở của họ. Cổ phiếu giảm 20% sau một đêm, báo cáo của Cook cho biết. Những sự trả đũa loại này được xem là một lời cảnh báo đối với những ai làm trái sở thích đưa tin của Đảng.
    Các nhà báo ở Trung Quốc có thể thấy rằng việc đối diện với sự kiểm duyệt trong nước là khắt khe hơn một chút. Tháng hai năm nay, những tên côn đồ được cho là cử đi bởi chính quyền địa phương của một một ngôi làng gần Bắc Kinh đã chặn xe của một đoàn làm phim Đức và đập vỡ kính chắn gió của họ bằng gậy bóng chày.
    Vào năm 2006, cựu trưởng phòng kỹ thuật của Đại Kỷ Nguyên là nạn nhân của một vụ hành hung có động cơ: một nhóm người đã đột nhập vào nhà của ông ở Atlanta, trói ông lại và đánh vào đầu ông bằng báng súng. Không có chứng cứ trực tiếp nào cho thấy những kẻ này có liên đới với Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng ông Nguyên tin rằng chuyện đó là có thật. “Hai tủ hồ sơ của tôi bị cạy ra. Hai máy tính xách tay của tôi bị lấy cắp nhưng những đồ quý giá hơn như máy ảnh thì không.

    Ảnh hưởng tinh vi
    Nhiều hình thức ảnh hưởng tinh vi hầu như có mặt ở khắp nơi. Eutelsat, một công ty vệ tinh của Pháp, là một trong “những ví dụ gây lo lắng” của sự ảnh hưởng bất hợp pháp. Cook nói tại diễn đàn National Endowment for Democracy hôm 22 tháng 10 tại thủ đô Washington.
    Eutalsat đã ngừng việc phát tín hiệu của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân (NTD), một đài truyền hình bị thù ghét bởi Bắc Kinh vì đã hăng hái tường thuật các vụ lạm dụng nhân quyền và các vấn đề chính trị nhạy cảm, do áp lực từ Trung Quốc. Eutelasat sau đó tiếp tục xúc tiến hai thương vụ béo bở với các cơ quan nhà nước Trung Quốc.
    Tương tự, NASDAQ đã đuổi một phóng viên của đài NTD ra khỏi trường quay MarketSite của mình ở Manhattan, sau khi bị đặt dưới áp lực chính trị từ Bắc Kinh, theo những bức thư ngoại giao của Mỹ được nhấn mạnh trong báo cáo của Cook.

    Chủ nghĩa thực dân người Hán
    Trong khi việc có thể tác động đến dư luận phương Tây là quan trọng đối với Bắc Kinh, thì Châu Phi cũng trở thành đích đến then chốt của tuyên truyền cục bộ, theo Anne Nelson, tác giả của báo cáo về Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đang thực thi cái mà bà gọi là “Chủ nghĩa thực dân người Hán” ở Châu Phi.
    Vấn đề này khác biệt với các tuyên truyền nhỏ nhặt đi cùng với những hình thức cam kết giữa chế độ Trung Quốc và các quốc gia Châu Phi: người Trung Quốc mua tài nguyên, xây hệ thống cảng để vận chuyển chúng, và mang đến các thiết bị liên lạc của Trung Quốc mà họ sử dụng để thành lập các công ty truyền thông – những công ty thuê các phóng viên chuyên nghiệp người Châu Phi, để thuật lại những câu chuyện của chế độ Trung Quốc cho khán giả địa phương.
    Những phóng viên được trả gấp đôi số tiền mà họ có thể kiếm bằng cách khác. “Cái mà họ đang làm là lên kế hoạch lâu dài”, Nelson cho biết vào hôm thứ ba. “Không phải là ‘Làm thế nào mà chúng ta có thể truyền tin tức cho X triệu người?’ mà là ‘Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng cả Tamale?”
    Nguồn: http://gocsan.blogspot.com/2014/01/chinese-censorship-under-microscope-che.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org