Ngày Bầu cử 2016
(8/11) của người dân Mỹ đã cận kề. Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, người
ta sẽ biết được ai sẽ là người kế nhiệm ông Barack Obama để trở thành chủ nhân
của Nhà Trắng trong 4 năm sắp tới.
Việc ai sẽ ngồi
vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ sẽ quyết định khá nhiều đến những chính sách, chiến
lược và tương lai của nước Mỹ cũng như những ảnh hưởng của nó đến cục diện toàn
cầu.
Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang nhìn về nước Mỹ để chờ đợi câu trả lời. Nhưng hệ thống bầu cử Mỹ cũng chứa đựng những đặc điểm khá riêng và khác lạ khiến nhiều người thắc mắc và khó hiểu.
Để giúp những người không phải là công dân Mỹ hiểu rõ hơn về hệ thống bầu cử Mỹ, Chương trình thông tin quốc tế (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) đã cung cấp một ấn phẩm chứa đựng 26 câu hỏi và trả lời cơ bản nhất để giải đáp các vấn đề này.
Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang nhìn về nước Mỹ để chờ đợi câu trả lời. Nhưng hệ thống bầu cử Mỹ cũng chứa đựng những đặc điểm khá riêng và khác lạ khiến nhiều người thắc mắc và khó hiểu.
Để giúp những người không phải là công dân Mỹ hiểu rõ hơn về hệ thống bầu cử Mỹ, Chương trình thông tin quốc tế (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) đã cung cấp một ấn phẩm chứa đựng 26 câu hỏi và trả lời cơ bản nhất để giải đáp các vấn đề này.
1-
Những ai được bỏ phiếu?
Khi George
Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên vào năm 1789, chỉ có 6% dân số Hoa
Kỳ được phép bỏ phiếu. Ở hầu hết 13 bang ban đầu, chỉ những người đàn ông trên
21 tuổi có ruộng đất mới có quyền bỏ phiếu.
Ngày nay, Hiến
pháp Hoa Kỳ bảo đảm mọi công dân Hoa Kỳ trên 18 tuổi đều có quyền bỏ phiếu
trong các cuộc bầu cử cấp liên bang (quốc gia), cấp bang và địa phương.
2-
Những công chức nào được bầu?
Hiến pháp Hoa Kỳ
đưa ra quy định với việc nắm giữ chức vụ liên bang, song từng bang trong số 50
bang đều có hiến pháp riêng và quy định riêng về các chức vụ cấp bang.
Ví dụ, thống đốc
ở hầu hết các bang đều có nhiệm kỳ bốn năm, nhưng ở một số bang khác nhiệm kỳ của
thống đốc chỉ là hai năm. Cử tri tại một số bang bầu ra thẩm phán, trong khi ở
các bang khác thẩm phán lại được bổ nhiệm.
Các bang và địa
phương bầu ra hàng ngàn công chức - từ thống đốc và các nhà lập pháp bang đến
các thành viên hội đồng nhà trường và thậm chí các nhân viên thu gom chó.
Các viên chức
liên bang dân cử duy nhất là tổng thống, phó tổng thống và nghị sĩ quốc hội -
435 hạ nghị sĩ và 100 thượng nghị sĩ.
3-
Ai có thể chạy đua cho chức vụ chính trị?
Hiến pháp Hoa Kỳ
quy định các yêu cầu đối với việc giữ chức vụ liên bang dân cử.
Để làm tổng thống,
một người phải là một công dân Mỹ khi sinh ra, ít nhất 35 tuổi, và thường trú tại
Hoa Kỳ trong ít nhất 14 năm. Phó tổng thống cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn
tương tự. Theo Tu chính án Hiến pháp thứ 12, một người đã làm tổng thống hai nhiệm
kỳ thì không được làm phó tổng thống.
Các ứng cử viên
vào Hạ viện Hoa Kỳ phải ít nhất 25 tuổi, là công dân Hoa Kỳ trong ít nhất 7
năm, và là thường trú nhân hợp pháp của bang mà họ muốn đại diện tại Nghị viện.
Các ứng cử viên vào Thượng viện phải ít nhất 30 tuổi, là công dân Hoa Kỳ trong
9 năm, và là thường trú nhân hợp pháp của bang mà họ muốn đại diện.
Yêu cầu đối với
người giữ chức vụ liên bang
Người giữ chức vụ cấp liên bang phải đáp ứng các yêu cầu nhất định
Người giữ chức vụ cấp liên bang phải đáp ứng các yêu cầu nhất định
TỔNG
THỐNG
|
35
tuổi
|
Công
dân Mỹ khi sinh ra; thường trú tại Hoa Kỳ 14 năm trước cuộc bầu cử.
|
PHÓ
TỔNG THỐNG
|
35
tuổi
|
Công
dân Mỹ khi sinh ra; thường trú tại Hoa Kỳ 14 năm trước cuộc bầu cử và phải
thường trú tại một bang khác với bang của tổng thống
|
THƯỢNG
NGHỊ SĨ
|
30
tuổi
|
Công
dân Mỹ trong 9 năm; thường trú tại bang mà họ được bầu.
|
HẠ
NGHỊ SĨ
|
25
tuổi
|
Công
dân Mỹ trong 7 năm; thường trú tại bang mà họ được bầu
|
4-
Bầu cử diễn ra khi nào?
Bầu cử các chức
vụ cấp liên bang được tổ chức vào các năm chẵn.
Cuộc bầu cử tổng
thống được tổ chức 4 năm một lần và diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng
11.
Các cuộc bầu cử
lựa chọn 435 nghị sĩ tại Hạ viện Hoa Kỳ viện được tổ chức 2 năm một lần.
Thượng nghị sĩ
Hoa Kỳ có nhiệm kỳ 6 năm được bố trí so le nhau sao cho cứ hai năm thì một phần
ba (hoặc một phần ba cộng 1) trong số 100 ghế tại Thượng viện được bầu lại.
Nếu một thượng
nghị sĩ qua đời hoặc bị mất năng lực khi đang giữ chức vụ, thì có thể tổ chức một
cuộc bầu cử đặc biệt vào một năm lẻ hoặc vào năm chẵn tiếp theo. Thượng nghị sĩ
được bầu mới này sẽ giữ chức cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ
ban đầu. Tại một số bang, thống đốc sẽ bổ nhiệm người giữ chức vụ cho phần còn
lại của nhiệm kỳ ban đầu.
5-
Một người có thể làm tổng thống mấy lần?
Sau khi George
Washington, tổng thống đầu tiên từ chối chạy đua ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, nhiều
người Mỹ tin rằng hai nhiệm kỳ là đủ đối với bất kỳ tổng thống nào của nước Mỹ.
Không có tổng thống
nào sau Washington ứng cử nhiệm kỳ thứ ba cho đến tận năm 1940, khi mà vào thời
điểm cuộc Đại khủng hoảng và Chiến tranh Thế giới thứ hai, Franklin D.
Roosevelt đã ứng cử và giành chiến thắng nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Ông đã
giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ tư vào năm 1944 và qua đời khi đang giữ chức vụ
vào năm 1945.
Một số người cho
rằng khoảng thời gian đó là quá dài để một người nắm giữ quyền lực tổng thống.
Vì vậy, vào năm 1951, Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ thứ 22 đã được phê chuẩn,
trong đó nghiêm cấm bất kỳ người nào đảm nhiệm cương vị tổng thống Hoa Kỳ quá
hai nhiệm kỳ.
6-
Các chức vụ chính trị khác thì sao?
Không có hạn chế
nào về nhiệm kỳ đối với các nghị sĩ Quốc hội. Các hạn chế về nhiệm kỳ (nếu có)
đối với các vị trí trong chính quyền bang và địa phương được nêu ra trong các bản
hiến pháp bang và pháp lệnh của địa phương.
Hai viện của Quốc
hội Hoa Kỳ, là Hạ viện và Thượng viện, có quyền lực gần như ngang nhau, nhưng
cách thức bầu cử lại khá khác nhau.
Những người sáng
lập nền Cộng hòa Mỹ mong muốn các thành viên của Hạ viện phải gần gũi dân
chúng, phản ánh các mong ước và nguyện vọng của dân chúng. Do vậy, những người
sáng lập đã thiết kế Hạ viện khá rộng lớn đủ cho nhiều thành viên đến từ các
đơn vị lập pháp nhỏ lẻ và bầu cử thường kỳ (hai năm một lần).
Ví dụ, bang
Alaska có số dân rất nhỏ và do đó chỉ có một đại diện. California, bang đông
dân nhất, có 55 đại diện. Cuộc tổng điều tra dân số Hoa Kỳ được thực hiện 10
năm một lần, và số ghế trong Hạ viện được phân bổ lại giữa các bang dựa trên
các số liệu mới về dân số.
Mỗi bang vẽ ranh
giới khu vực bầu cử của mình. Các bang có phạm vi thẩm quyền đáng kể trong việc
thực hiện điều này, miễn là số lượng công dân tại mỗi khu vực bầu cử càng tương
đương nhau càng tốt. Điều không ngạc nhiên là, khi một đảng kiểm soát chính quyền
bang, đảng đó sẽ cố vẽ ranh giới theo lợi ích của các ứng cử viên quốc hội của
mình.
Bầu các chức vụ
liên bang
Các cuộc bầu cử
các chức vụ liên bang thường được tiến hành vào các năm chẵn. Tổng thống và Phó
Tổng thống được bầu 4 năm một lần. Trong Quốc hội Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ được bầu
6 năm một lần và hạ nghị sĩ được bầu 2 năm một lần.
Thượng viện được
thiết kế để các thành viên của nó đại diện cho các khu vực cử tri lớn – toàn bộ
một bang – và tạo ra sự đại diện bình đẳng cho mỗi bang mà không kể đến số dân
của bang đó.
Như vậy, trong
Thượng viện, các bang nhỏ cũng có ảnh hưởng nhiều như các bang lớn (hai thượng
nghị sĩ).
7-
Tại sao Hoa Kỳ chỉ có hai đảng phái chính trị lớn?
Những người soạn
thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đã không đề cập đến các đảng phái chính trị. Nhưng khi
quyền bỏ phiếu được mở rộng và đất nước mở rộng về phía tây, các đảng phái
chính trị đã xuất hiện.
Hai đảng lớn –
Dân chủ và Whig – có chỗ đứng chắc chắn và hùng mạnh từ những năm 1830. Ngày
nay, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ – đều là hậu duệ của các đảng phái từ thế kỷ
18 và 19 – là hai đảng chủ yếu trong đời sống chính trị Mỹ.
Tuy có một vài
ngoại lệ hiếm hoi, song thành viên hai đảng này chia nhau giữ vị trí tổng thống,
kiểm soát Quốc hội, nắm các vị trí thống đốc các bang và người đứng đầu cơ quan
lập pháp các bang. Tất cả các tổng thống kể từ năm 1852 đều là người của Đảng
Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa.
Hiếm khi có bang
nào trong số 50 bang bầu một thống đốc bang không phải là người thuộc Đảng Dân
chủ hay Đảng Cộng hòa. Và số lượng các nghị sĩ độc lập hoặc của một đảng thứ ba
trong Quốc hội hay trong cơ quan lập pháp các bang là cực kỳ ít.
8-
Tại sao không có các đảng phái nhỏ hơn?
Nhiều chuyên gia
chính trị tập trung vào các cuộc bầu cử “người nhiều phiếu hơn sẽ thắng cuộc”,
trong đó ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất sẽ chiến thắng, kể cả số phiếu họ
nhận được chưa quá bán. Ở các nước khác, nơi mà việc phân bổ số ghế trong quốc
hội dựa trên tỷ lệ số phiếu mà một đảng nhận được, thì các đảng phái nhỏ sẽ có
động cơ để thành lập và cạnh tranh với các đảng lớn. Nhưng trong hệ thống của
Hoa Kỳ, một đảng chỉ có thể giành được một ghế nếu ứng cử viên của đảng đó nhận
được nhiều phiếu nhất. Việc này khiến các đảng nhỏ gặp khó khăn trong việc
giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.
9-
Còn những người Mỹ không thuộc Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa thì sao?
Trong những thập
kỷ gần đây, ngày càng có nhiều cử tri Mỹ tự nhận mình là “độc lập” về chính trị,
hoặc không có mối liên hệ với đảng phái nào. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận
cho thấy hầu hết các cử tri độc lập đều nghiêng về một trong hai Đảng Cộng hòa
hoặc Dân chủ.
Một số cử tri
thuộc các đảng nhỏ hơn. Cho dù thuộc đảng nào đó hay không theo đảng nào thì mọi
công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên đều được phép bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử cấp địa
phương, cấp bang và bầu cử tổng thống.
10-
Hệ thống hai đảng đại diện cho niềm tin của những người Mỹ không thuộc đảng
nào như thế nào?
Đôi khi người Mỹ
thấy rằng không có đảng lớn nào thúc đẩy các chính sách mà họ quan tâm hay niềm
tin của họ. Một chiến lược mà họ có thể thực hiện là thành lập một đảng mới với
mục đích thể hiện tính vì dân trong những ý tưởng của họ. Một ví dụ nổi tiếng
là vào năm 1892, khi những người Mỹ bất mãn đã thành lập Đảng Vì dân.
Cương lĩnh của đảng
này kêu gọi tính thuế thu nhập lũy tiến, trực tiếp bầu thượng nghị sĩ, và một
ngày làm việc tám tiếng. Đảng Vì dân chưa bao giờ có ai giữ chức tổng thống,
nhưng các đảng lớn nhận thấy tính vì dân ngày càng tăng lên của đảng này. Đảng
Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã bắt đầu áp dụng nhiều ý tưởng của Đảng Vì dân, và
cuối cùng những ý tưởng đó đã trở thành luật của đất nước.
11- Các ứng
cử viên tổng thống được chọn như thế nào?
Trong mùa hè của
năm bầu cử tổng thống, từng Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tổ chức một hội nghị
quốc gia để thông qua “cương lĩnh” chính sách và đề cử các ứng viên của đảng
cho vị trí tổng thống và phó tổng thống. Ngày nay, chỉ cần có đa số phiếu của cử
tri để một ứng viên nhận được sự đề cử của đảng mình.
Trước đây, các hội
nghị này đều hồi hộp khi không có kết quả chắc chắn và số phiếu của các ứng cử
viên tăng giảm theo từng lần bỏ phiếu. Đôi khi các cuộc đàm phán được tổ chức
trong phòng khách sạn “đầy khói thuốc”, nơi các lãnh đạo đảng đàm phán và thỏa
thuận để đảm bảo ứng cử viên mà họ ưa thích có được số phiếu đại biểu theo yêu
cầu.
Ngày nay quy
trình này trở nên minh bạch hơn. Trong khoảng 60 năm qua, người ta đã biết danh
tính ứng viên tổng thống của mỗi đảng trước khi hội nghị của đảng bắt đầu.
Mỗi bang (kể cả
Quận Columbia và một số vùng lãnh thổ Mỹ) được phân bổ một số đại biểu nhất định
– thường được quyết định theo dân số của mỗi bang nhưng được điều chỉnh thông
qua một công thức trong đó cộng điểm cho các yếu tố như bang đó có bỏ phiếu cho
ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống lần trước không.
Hầu hết các đại
biểu đều “cam kết” ủng hộ một ứng cử viên cụ thể, ít nhất là trên lá phiếu đầu
tiên, và trong nhiều năm qua, không hội nghị nào được yêu cầu tổ chức lại để đề
cử ứng viên tổng thống của mình.
12- Sự
khác nhau giữa bầu cử sơ bộ và họp kín?
Các cuộc bầu cử
sơ bộ và họp kín khác nhau về cách thức tổ chức và đối tượng tham gia. Tỷ lệ
tham gia cũng rất khác nhau.
Bầu cử sơ bộ: Chính
quyền các bang tài trợ và tiến hành các cuộc bầu cử sơ bộ giống như bất kỳ cuộc
bầu cử nào: Cử tri đi đến địa điểm bỏ phiếu, bỏ phiếu và về nhà. Việc bỏ phiếu
là vô danh và được nhanh chóng hoàn tất. Một số bang tổ chức các cuộc bầu cử sơ
bộ “kín”, theo đó chỉ có những người tuyên bố mình là đảng viên mới có quyền
tham gia.
Ví dụ, các đảng
viên Đảng Dân chủ có đăng ký có thể bỏ phiếu tại cuộc bầu cử sơ bộ kín của Đảng
Dân chủ. Trong cuộc bầu cử sơ bộ mở, tất cả các cử tri đều có thể tham gia, bất
kể họ thuộc đảng phái nào hoặc không thuộc đảng nào.
Họp kín: Các
đảng phái chính trị của bang tổ chức các cuộc họp kín, trong đó các đảng viên
trung thành của đảng nói chuyện cởi mở đại diện cho các ứng viên mà họ ủng hộ để
đề cử làm ứng viên của đảng.
Đó là các sự kiện
cộng đồng mà người tham gia bỏ phiếu công khai. Các cuộc họp kín nhằm ủng hộ
các ứng viên có những người ủng hộ nhiệt tâm và có tổ chức – những người có thể
sử dụng buổi họp kín để bầu đại biểu tham dự hội nghị đảng và cam kết ủng hộ ứng
viên tổng thống ưa thích của mình.
Những người tham
gia họp kín cũng xác định và ưu tiên các vấn đề mà họ muốn đưa vào cương lĩnh đảng
của bang hoặc quốc gia. Việc tham gia cuộc họp kín đòi hỏi thời gian và sự tham
gia chính trị ở mức cao. Do đó, các cuộc họp kín thường thu hút ít người tham
gia hơn so với bầu cử sơ bộ.
13- Có bao
nhiêu bang tổ chức bầu cử sơ bộ hoặc họp kín và tổ chức khi nào?
Trong lịch sử,
chỉ có một vài bang tổ chức bầu cử sơ bộ hoặc họp kín. Nhưng xu hướng này đã và
đang hướng tới sự tham gia nhiều hơn của cử tri vào quá trình đề cử tổng thống.
Số lượng bang tổ chức bầu cử sơ bộ hoặc họp kín bắt đầu tăng lên trong thập
niên 1970.
Ngày nay tất cả
50 bang và Quận Columbia đều có bầu cử sơ bộ hoặc là họp kín.
Các đảng của các
bang xem xét lựa chọn nên tổ chức bầu cử sơ bộ hay họp kín, và theo thời gian một
số bang đã chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.
Một số bang có cả
bầu cử sơ bộ và họp kín. Ví dụ, ở bang Alaska và Nebraska, Đảng Cộng hòa tổ chức
bầu cử sơ bộ trong khi Đảng Dân chủ triệu tập các cuộc họp kín. Tại bang
Kentucky, Đảng Dân chủ tổ chức bầu cử sơ bộ và Đảng Cộng hòa tổ chức họp kín.
Trong nhiều năm,
bang Iowa đã tổ chức các cuộc họp kín đầu tiên, thường vào tháng 1 hoặc đầu
tháng 2 của năm bầu cử tổng thống, và một thời gian ngắn sau đó bang New
Hampshire tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên.
Do các cuộc bầu
cử này và các cuộc chạy đua sớm khác thường xác định những ứng viên nào thiếu sự
ủng hộ trong việc cạnh tranh nghiêm túc vị trí tổng thống, nên các ứng cử viên
sẽ thể hiện nỗ lực lớn tại những bang bầu cử sớm này, giải quyết các nhu cầu và
lợi ích của công chúng và tổ chức các chiến dịch tại các bang nhỏ hơn, chi tiền
để trả lương nhân viên vận động, phương tiện truyền thông và khách sạn. Kết quả
là, ngày càng có nhiều bang lên kế hoạch bầu cử sơ bộ và họp kín vào những
tháng mùa đông.
Nhiều bang tổ chức
các sự kiện của họ vào cùng một ngày.
Các đảng lớn thường
điều chỉnh các quy định theo các cách mà họ hy vọng sẽ giới thiệu được ứng cử
viên mạnh nhất có thể. Ví dụ, năm 2016, Đảng Cộng hòa sẽ cho phép các bang tổ
chức bầu cử sơ bộ sau ngày 15 tháng 3 trao cho các đại biểu nguyên tắc “được ăn
cả, ngã về không”, để các ứng cử viên có nhiều phiếu bầu nhất - thậm chí nếu chỉ
giành được, giả dụ như, 25% số phiếu tại khu vực có tám ứng cử viên - sẽ tập hợp
được tất cả các đại biểu của bang đó.
Kết quả chính của
việc gia tăng và thúc đẩy các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín là tên tuổi những
người được đề cử của các đảng lớn sẽ được dân chúng biết đến trước khi đại hội
đảng toàn quốc được tổ chức vào cuối mùa hè. Điều này đã làm giảm tầm quan trọng
của các hội nghị đề cử quốc gia vốn từ lâu đã trở thành các sự kiện mang tính
nghi thức.
Trong các cuộc họp
kín, chỉ các đảng viên có đăng ký mới có quyền bỏ phiếu, nhưng ai cũng có thể
tham gia tại cuộc họp. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ kín, chỉ có đảng viên đăng
ký mới có quyền bỏ phiếu, nhưng bất kỳ cử tri có đăng ký nào cũng có thể bỏ phiếu
trong cuộc bầu cử sơ bộ mở.
14- Tại
sao các đảng phái chính trị vẫn tổ chức hội nghị đề cử quốc gia?
Nếu các ứng cử
viên tổng thống được chọn thông qua các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín, tại sao
hai đảng chính trị lớn vẫn tổ chức hội nghị đề cử quốc gia? Đó là bởi vì các hội
nghị đó mang lại cơ hội cho từng đảng trong việc quảng bá ứng viên của mình và
xác định sự khác biệt với đảng đối lập.
Các hội nghị đề
cử được truyền hình rộng rãi và đánh dấu sự khởi đầu của chiến dịch quốc gia
tranh cử tổng thống.
Người Mỹ vẫn
theo dõi các hội nghị đề cử để nghe bài phát biểu của chủ tịch các đảng và những
người được đề cử tổng thống, sự lựa chọn ứng cử viên phó tổng thống của người
được đề cử đó (đôi khi không được công bố cho đến khi diễn ra hội nghị), kêu gọi
các lá phiếu của đại biểu và cử tri của bang, và thông qua “cương lĩnh” của đảng
(tài liệu nêu rõ quan điểm của mỗi đảng về các vấn đề).
15- Cần có
bao nhiêu phiếu để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội Hoa Kỳ?
Nhiều hơn bất kỳ
ứng viên nào khác. Nói một cách ngắn gọn, ứng cử viên nào nhận được đa số phiếu
bầu (nghĩa là, có nhiều phiếu nhất tại các đơn vị bỏ phiếu nhất định) sẽ thắng
cử. Đây được gọi là hệ thống “đơn vị bầu cử một thành viên”. Tại 39 bang, các ứng
viên vào các cơ quan dân cử của bang và liên bang có thể được lựa chọn nếu có
đa số phiếu bầu, nhưng 11 bang khác (Alabama, Arkansas, Georgia, Louisiana,
Mississippi, North Carolina, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Texas và
Vermont) có quy định về bầu cử quyết định chung cuộc nếu không có ứng cử viên
nào nhận được đa số phiếu bầu.
Không giống như
các hệ thống bầu cử theo tỷ lệ ở một số nền dân chủ, các đơn vị bầu cử một
thành viên có nghĩa là chỉ có một đảng giành chiến thắng tại bất kỳ đơn vị bầu
cử nhất định. Hệ thống này khiến các đảng phái chính trị nhỏ hơn ở vào thế bất
lợi, do các đảng này sẽ gặp khó khăn trong việc chiến thắng đủ các đơn vị bầu cử
để giành quyền lực và tầm ảnh hưởng quốc gia.
16- Ứng cử
viên tổng thống có nhiều phiếu nhất luôn giành chiến thắng?
Không phải luôn
như vậy. Thực tế, đã có bốn cuộc bầu cử tổng thống mà người chiến thắng không
nhận được đa số phiếu phổ thông. Người đầu tiên là John Quincy Adams trong cuộc
bầu cử năm 1824, và gần đây nhất là vào năm 2000 trong cuộc chạy đua ghế tổng
thống giữa George W. Bush và Al Gore.
17- Điều
đó xảy ra như thế nào?
Câu trả lời nằm ở
“Cử tri đoàn”. Những người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đã tìm cách tạo ra một hệ
thống cân bằng lợi ích của 13 bang (lúc đó) và của người dân Mỹ. Cử tri chọn
các nghị sĩ của Hạ viện, nhưng cơ quan lập pháp của bang (cũng do dân bầu) lại
bầu các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Và các bang cử các đại biểu đến một cơ quan – Cử
tri đoàn – để chọn tổng thống và phó tổng thống.
Người Mỹ sau đó
đã sửa đổi Hiến pháp để hệ thống bầu cử dân chủ hơn. Bắt đầu từ năm 1913, thượng
nghị sĩ Hoa Kỳ đã được người dân bầu trực tiếp. Và mặc dù Cử tri đoàn vẫn chính
thức bầu ra tổng thống, song người dân lại là người lựa chọn các thành viên của
Cử tri đoàn.
Hệ thống này hoạt
động như sau:
Sau cuộc bầu cử
tổng thống trên toàn quốc được tổ chức vào tháng 11, Cử tri đoàn sẽ gặp mặt vào
tháng 12. Ở hầu hết các bang, các đại cử tri bỏ phiếu dựa trên cách đa số cử
tri tại bang của họ bỏ phiếu. Các đại cử tri bỏ phiếu tại các bang của mình vào
ngày 15 tháng 12, và Quốc hội chính thức kiểm phiếu vào tháng 1 năm sau.
Mỗi bang có một
số đại cử tri bằng với số nghị sĩ của bang đó tại Hạ viện Hoa Kỳ - được quyết định
thông qua một cuộc điều tra dân số của bang đó, và hai thượng nghị sĩ. Quận
Columbia mặc dù không phải là một bang và không có đại diện có quyền biểu quyết
tại Quốc hội, nhưng vẫn có ba phiếu đại cử tri.
Cử tri đoàn bao
gồm 538 đại cử tri; và cần có 270 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng trong
cuộc bầu cử tổng thống.
Hầu hết các bang
trao phiếu đại cử tri trên cơ sở “được ăn cả, ngã về không”. Tấm vé tổng thống
nhận được nhiều phiếu của công dân nhất sẽ nhận được tất cả phiếu đại cử tri của
bang đó.
Hai bang –
Nebraska và Maine – đã thử nghiệm trao phiếu đại cử tri của họ theo tỷ lệ dựa
trên lá phiếu của công dân. Chiến lược bầu tổng thống bao gồm việc kết hợp các
bang với nhau để hợp thành 270 phiếu đại cử tri. Kết quả bầu cử có thể thay đổi,
phụ thuộc vào các phiếu đại cử tri trong một số ít các cuộc chạy đua cạnh tranh
của các bang.
Một hệ quả của hệ
thống “được ăn cả, ngã về không” là một ứng cử viên có thể giành nhiều phiếu phổ
thông nhất trên toàn quốc nhưng lại thua trong cuộc bầu cử.
Hãy tưởng tượng
rằng một ứng cử viên giành chiến thắng ở một bang với cách biệt sít sao và bang
đó có nhiều phiếu đại cử tri. Ứng cử viên đó vẫn sẽ nhận được tất cả số phiếu đại
cử tri. Vì vậy, nếu một ứng cử viên giành chiến thắng ở bang California với
cách biệt sít sao, họ vẫn nhận được tất cả 55 phiếu đại cử tri của bang
California. Đồng thời, chính ứng cử viên đó có thể thua ở các bang nhỏ hơn khác
với cách biệt lớn và nhận được ít phiếu phổ thông hơn đối thủ của mình. Nhưng ứng
cử viên đó vẫn sẽ có lợi thế trong Cử tri đoàn.
Đây là điều quan
trọng đối với các ứng cử viên khi thực hiện chiến dịch tranh cử ở tất cả các
bang, kể cả những bang có dân số nhỏ hơn và ít phiếu đại cử tri hơn, để nhận được
tổng cộng 270 phiếu đại cử tri.
18- Tại
sao người Mỹ duy trì Cử tri đoàn?
Điều đó được quy
định trong Hiến pháp, và rất khó để sửa đổi Hiến pháp. Hệ thống Cử tri đoàn
cũng tăng cường hệ thống hai đảng, nghĩa là không đảng nào trong số hai đảng lớn
có khả năng vận động thay đổi.
Nhưng có những
lý do khác để giữ lại Cử tri đoàn.
Nhiều người Mỹ
thích cách hệ thống Cử tri đoàn đòi hỏi các ứng cử viên tổng thống thực hiện
chiến dịch tranh cử rộng rãi - ngay cả ở những bang nhỏ hơn nơi người dân có thể
không có cơ hội tiếp cận các ứng cử viên. Và do các ứng cử viên tổng thống
không thể có đủ phiếu đại cử tri nếu chỉ tập trung vào một bang hoặc một khu vực,
nên họ phải tìm hiểu và giải quyết các vấn đề mà cử tri quan tâm ở tất cả các
vùng trên cả nước. Kết quả là, hệ thống Cử tri đoàn có ảnh hưởng đến cách tiến
hành các chiến dịch tranh cử tổng thống, và cũng ảnh hưởng đến chi phí thực hiện
một chiến dịch tranh cử tổng thống.
19- Các ứng
cử viên tổng thống chi tiền cho các chiến dịch tranh cử như thế nào?
Từ năm 1976, các
ứng viên tổng thống có thể xin tài trợ từ ngân sách chính phủ để thực hiện các
chiến dịch tranh cử. Đến cuộc bầu cử năm 2000, tất cả các ứng viên được đề cử
tranh chức tổng thống đều tham gia vào hệ thống này bằng việc nhận tiền từ ngân
sách chính phủ với lời hứa cam kết không chi nhiều hơn một số tiền đã định.
Tuy nhiên, hệ thống
này giờ đây đã không còn hấp dẫn đối với các ứng viên nữa, bởi giới hạn chi
tiêu đặt ra được cho là quá thấp, và còn ít hơn cả số tiền mà các ứng viên
chính có thể thường xuyên gây được từ các nguồn tư nhân. Kết quả là, một số ứng
viên tổng thống gần đây đã từ chối khoản tài trợ từ ngân sách chính phủ và thay
vào đó gây quỹ để tài trợ các chiến dịch tranh cử của mình.
Đối với các ứng
viên tự gây quỹ riêng, luật liên bang quy định các ứng cử viên tổng thống, thượng
nghị sĩ và hạ nghị sĩ gây quỹ như thế nào và từ những ai. Luật cũng hạn chế số
tiền mà một cá nhân có thể quyên góp. Luật đảm bảo rằng báo chí và người dân biết
được ai đang góp quỹ cho một ứng cử viên nhất định.
Ứng cử viên tổng
thống phải thành lập một tổ chức cho chiến dịch vận động của mình gọi là ủy ban
chính trị, và đăng ký với Ủy ban Bầu cử Liên bang. Sau khi đăng ký, các ủy ban
chính trị có thể tìm kiếm nguồn đóng góp nhưng phải báo cáo tất cả nguồn tiền
đã gây quỹ được cho Ủy ban Bầu cử Liên bang để thông tin cho công chúng. Các ứng
cử viên tổng thống của các đảng lớn gần đây đã chi hàng trăm triệu đô la cho
chiến dịch tranh cử của mình. Những ứng viên gây quỹ riêng phải tìm được hàng
ngàn người đóng góp.
20- Tại
sao các chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ lại tốn kém đến vậy?
Câu trả lời ngắn
gọn là chi phí truyền thông đến 100 triệu cử tri trong 12 tháng hoặc hơn trong
mùa tranh cử tổng thống là đắt đỏ. Các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ phải vận động
tranh cử ở cấp quốc gia và tại 50 bang. Điều này có nghĩa họ phải thuê nhân
viên vận động cả ở cấp bang và cấp quốc gia, trực tiếp gặp gỡ cử tri, và thông
qua truyền hình quốc gia và địa phương, đài phát thanh và các phương tiện truyền
thông xã hội. Sự gia tăng các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín đã khiến các chiến dịch
tranh cử dài hơn, chi phí đi lại và quảng cáo tốn kém nhiều hơn trước đây.
Để thực hiện chiến
dịch tranh cử, ứng cử viên cần phải thuê nhân viên; bố trí văn phòng và phương
tiện đi lại; tiến hành nghiên cứu; phát hành các bài trình bày quan điểm; quảng
cáo trên đài phát thanh và truyền hình, trong các ấn phẩm và trên mạng
Internet; và thực hiện hàng loạt buổi xuất hiện trước công chúng và các sự kiện
gây quỹ.
Các ứng viên tổng
thống còn có một nhiệm vụ khó khăn nữa là phải tổ chức các cuộc vận động tranh
cử sơ bộ hết bang này đến bang khác, và sau đó nếu được đề cử thì tiến hành vận
động tranh cử chung trên khắp đất nước. Ứng cử viên vào Hạ viện sẽ vận động
tranh cử ở đơn vị bầu cử cụ thể của mình, trong khi ứng cử viên vào Thượng viện
phải thực hiện vận động trong toàn bang.
21- Các ứng
cử viên có thể tiếp cận các nguồn tài trợ khác không?
Năm 2010, Tòa án
tối cao ra phán quyết rằng chi tiêu cho hoạt động chính trị là chi tiêu cho một
hình thức tự do ngôn luận và do đó được Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa
Kỳ bảo vệ. Kết quả là, từ năm 2010, các ứng cử viên có thể sử dụng không hạn chế
số tiền của riêng mình để tài trợ cho các chiến dịch tranh cử.
Phán quyết này cũng mang lại nhiều tự do hơn cho các “Ủy ban hành động chính trị” (PAC), được hình thành khi các cá nhân, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích gom và quyên tiền để ủng hộ các ý tưởng, các ứng cử viên, các sáng kiến bỏ phiếu hoặc đạo luật cụ thể. Theo luật liên bang, một tổ chức sẽ trở thành một PAC khi nó nhận được hoặc chi tiêu hơn 2.600 đô la Mỹ nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang. Các bang có luật riêng quy định khi nào một tổ chức sẽ trở thành một PAC.
Vì các tổ chức này độc lập với ủy ban gây quỹ chính thức của ứng cử viên, nên PAC không chịu sự điều chỉnh bởi cùng một quy định - mặc dù các tổ chức này phải đăng ký với Ủy ban bầu cử liên bang - nhưng lại bị giới hạn về cách phối hợp chặt chẽ với các ứng cử viên. Ví dụ, một
PAC không thể đóng góp nhiều hơn 5.000 đô la Mỹ trực tiếp cho ủy ban bầu cử của một ứng cử viên, nhưng có thể chi một số lượng tiền không giới hạn để thực hiện các quảng cáo ủng hộ hay phản đối quan điểm một ứng viên cụ thể.
Phán quyết này cũng mang lại nhiều tự do hơn cho các “Ủy ban hành động chính trị” (PAC), được hình thành khi các cá nhân, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích gom và quyên tiền để ủng hộ các ý tưởng, các ứng cử viên, các sáng kiến bỏ phiếu hoặc đạo luật cụ thể. Theo luật liên bang, một tổ chức sẽ trở thành một PAC khi nó nhận được hoặc chi tiêu hơn 2.600 đô la Mỹ nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang. Các bang có luật riêng quy định khi nào một tổ chức sẽ trở thành một PAC.
Vì các tổ chức này độc lập với ủy ban gây quỹ chính thức của ứng cử viên, nên PAC không chịu sự điều chỉnh bởi cùng một quy định - mặc dù các tổ chức này phải đăng ký với Ủy ban bầu cử liên bang - nhưng lại bị giới hạn về cách phối hợp chặt chẽ với các ứng cử viên. Ví dụ, một
PAC không thể đóng góp nhiều hơn 5.000 đô la Mỹ trực tiếp cho ủy ban bầu cử của một ứng cử viên, nhưng có thể chi một số lượng tiền không giới hạn để thực hiện các quảng cáo ủng hộ hay phản đối quan điểm một ứng viên cụ thể.
22- Các cuộc
thăm dò quan trọng như thế nào?
Mặc dù không phải
là một phần của các quy tắc và luật về bầu cử, nhưng các cuộc thăm dò dư luận
đã trở thành một phần quan trọng của quá trình bầu cử. Nhiều ứng viên chính trị
thuê người làm công việc thăm dò dư luận và thường xuyên tiến hành thăm dò dư
luận. Việc thăm dò dư luận giúp các ứng viên chính trị biết họ đang được đánh
giá tích cực đến mức nào so với các đối thủ của mình và những vấn đề gì là quan
trọng hơn hết đối với các cử tri. Báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền
thông khác cũng thực hiện các cuộc thăm dò dư luận và thông báo kết quả (cùng với
kết quả của các cuộc thăm dò dư luận riêng) nhằm giúp công chúng biết được sự
ưa thích của họ đối với các ứng viên, các vấn đề và quan điểm của họ so với
quan điểm của những người khác.
50 năm trước, chỉ có một hoặc hai tổ chức lớn đứng ra thực hiện việc thăm dò dư luận. Ngày nay, trong kỷ nguyên thông tin tức thời, internet và các trên các kênh truyền hình cáp đưa tin sốt dẻo liên tục 24 giờ, có nhiều cuộc thăm dò dư luận hơn và nhiều báo cáo và phân tích về kết
quả của các cuộc thăm dò dư luận. Trong khi một số cuộc thăm dò sử dụng các phương tiện tiên tiến, các cuộc thăm dò khác lại được tiến hành vội vã với quy mô quá nhỏ - và có giá trị giải trí hơn là giá trị khoa học xã hội. Những năm gần đây ngày càng có nhiều người nghi ngờ về tính chính xác và khách quan của nhiều cuộc thăm dò dư luận, và ít nhất hai công ty thăm dò dư luận lớn đã phải dừng việc thăm dò kiểu “qua loa hình thức” xung quanh cuộc bầu cử tổng thống. Dù sao đi nữa, các ứng cử viên, các phương tiện truyền thông hoặc công chúng hẳn sẽ chưa từ bỏ thăm dò hoặc đưa tin các kết quả thăm dò thuận lợi trong tương lai gần.
50 năm trước, chỉ có một hoặc hai tổ chức lớn đứng ra thực hiện việc thăm dò dư luận. Ngày nay, trong kỷ nguyên thông tin tức thời, internet và các trên các kênh truyền hình cáp đưa tin sốt dẻo liên tục 24 giờ, có nhiều cuộc thăm dò dư luận hơn và nhiều báo cáo và phân tích về kết
quả của các cuộc thăm dò dư luận. Trong khi một số cuộc thăm dò sử dụng các phương tiện tiên tiến, các cuộc thăm dò khác lại được tiến hành vội vã với quy mô quá nhỏ - và có giá trị giải trí hơn là giá trị khoa học xã hội. Những năm gần đây ngày càng có nhiều người nghi ngờ về tính chính xác và khách quan của nhiều cuộc thăm dò dư luận, và ít nhất hai công ty thăm dò dư luận lớn đã phải dừng việc thăm dò kiểu “qua loa hình thức” xung quanh cuộc bầu cử tổng thống. Dù sao đi nữa, các ứng cử viên, các phương tiện truyền thông hoặc công chúng hẳn sẽ chưa từ bỏ thăm dò hoặc đưa tin các kết quả thăm dò thuận lợi trong tương lai gần.
23- Ai thực
hiện các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ?
Tại Hoa Kỳ, các
cuộc bầu cử - kể cả bầu cử cho các chức vụ liên bang – được thực hiện ở cấp địa
phương. Hàng nghìn viên chức bầu cử – thường là viên chức hoặc thư ký tại các hạt
hoặc thành phố - có trách nhiệm tổ chức và tiến hành các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.
Những viên chức bầu cử này thực hiện một gói nhiệm vụ quan trọng và phức tạp:
- Chọn ngày bầu cử chính xác. Xác minh tư cách ứng cử viên.
- Đăng ký các cử tri đủ điều kiện và lập danh sách cử tri đăng ký.
- Lựa chọn thiết bị bỏ phiếu. Thiết kế phiếu bầu.
- Tổ chức một đội ngũ lớn tạm thời để quản lý công tác bỏ phiếu trong Ngày Bầu cử.
- Lập bảng kiểm phiếu và xác nhận kết quả.
Hầu hết các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ không thật ngang sức, nhưng đôi khi lại có những cuộc đua với chiến thắng rất sít sao hoặc những cuộc đua mà trong đó kết quả còn gây tranh cãi và phải kiểm phiếu lại. Điều này xảy ra ở một số địa điểm tại bang Florida trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 – tỷ lệ sít sao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, cuộc chạy đua đó khiến người Mỹ phải xem xét lại hàng loạt nhiệm vụ về quản lý hành chính xung quanh các cuộc bầu cử Hiến pháp Hoa Kỳ quy định công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền đi bỏ phiếu. Không có danh sách toàn quốc về các cử tri đủ điều kiện, vì thế các địa phương sẽ lập các danh sách đó thông qua việc yêu cầu công dân đăng ký cử tri. Việc này nhằm ngăn chặn gian lận. Trước kia, các thủ tục đăng ký chọn lọc đã được áp dụng để ngăn cản những công dân nhất định – đặc biệt là người Mỹ gốc Phi ở miền Nam - tham gia bỏ phiếu. Ngày nay, Đạo luật về Quyền bỏ phiếu nghiêm cấm các hoạt động kỳ thị này.
Mỗi bang thiết lập các yêu cầu riêng về đăng ký cử tri. Công dân thay đổi nơi ở phải đăng ký lại tại nơi cư trú mới của mình. Đôi khi, các bang nới lỏng các yêu cầu về đăng ký nhưng đôi lúc họ lại thắt chặt các yêu cầu đó. Đạo luật Đăng ký cử tri năm 1993 cho phép công dân có thể đăng ký bầu cử vào lúc họ gia hạn bằng lái xe do bang cấp. Một số bang cho phép cử tri đăng ký vào Ngày Bầu cử. Tuy nhiên, mới đây một số bang đã thông qua các luật quy định phải có chứng minh thư do chính phủ cấp hoặc bỏ việc đăng ký vào Ngày Bầu cử.
Các viên chức bầu cử phải đảm bảo rằng mọi cử tri đủ điều kiện muốn đi bỏ phiếu đều có tên trong danh sách đăng ký. Họ cũng phải loại khỏi danh sách những người không đủ tiêu chuẩn (thường là vì họ còn quá nhỏ hoặc không sinh sống tại khu vực đó). Nhìn chung, các viên chức bầu cử địa phương vẫn để tên những người trong danh sách mặc dù gần đây họ không đi bỏ phiếu, hơn là loại bỏ tên các cử tri có thể đủ tiêu chuẩn. Khi một người đến điểm bỏ phiếu mà không thấy có tên mình trên danh sách đăng ký, các viên chức thường cấp cho họ một lá phiếu tạm thời để ghi nhận việc bỏ phiếu. Chỉ sau khi đã xem xét người đó có đủ tiêu chuẩn hay không (thường diễn ra sau Ngày Bầu cử), khi đó lá phiếu mới được kiểm đếm.
Các viên chức bầu cử cũng phải thiết kế các tấm phiếu bầu cho mỗi cuộc bầu cử và đảm bảo rằng tất cả các ứng viên đã được chứng nhận đều có tên trong danh sách và tất cả các vấn đề được nêu trong lá phiếu để cử tri cho ý kiến phải được diễn đạt chính xác. Và họ phải cố gắng thiết kế lá phiếu càng đơn giản và càng rõ ràng càng tốt.
Không có các tiêu chuẩn quốc gia nào về hình thức của lá phiếu nhưng luật liên bang quy định các viên chức bầu cử phải cung cấp những phiếu bầu bằng nhiều thứ tiếng nếu có một tỷ lệ dân chúng tại khu vực đó không nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính.
Trong trường hợp sử dụng các máy bỏ phiếu thay thế cho các tấm phiếu bầu giấy, các viên chức địa phương có trách nhiệm lựa chọn và bảo trì các máy móc đó. Và các viên chức địa phương cũng phải tuyển mộ và đào tạo một đội ngũ đông đảo các nhân viên tạm thời làm việc 10 đến 15 giờ vào Ngày Bầu cử.
Những viên chức bầu cử này thực hiện một gói nhiệm vụ quan trọng và phức tạp:
- Chọn ngày bầu cử chính xác. Xác minh tư cách ứng cử viên.
- Đăng ký các cử tri đủ điều kiện và lập danh sách cử tri đăng ký.
- Lựa chọn thiết bị bỏ phiếu. Thiết kế phiếu bầu.
- Tổ chức một đội ngũ lớn tạm thời để quản lý công tác bỏ phiếu trong Ngày Bầu cử.
- Lập bảng kiểm phiếu và xác nhận kết quả.
Hầu hết các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ không thật ngang sức, nhưng đôi khi lại có những cuộc đua với chiến thắng rất sít sao hoặc những cuộc đua mà trong đó kết quả còn gây tranh cãi và phải kiểm phiếu lại. Điều này xảy ra ở một số địa điểm tại bang Florida trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 – tỷ lệ sít sao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, cuộc chạy đua đó khiến người Mỹ phải xem xét lại hàng loạt nhiệm vụ về quản lý hành chính xung quanh các cuộc bầu cử Hiến pháp Hoa Kỳ quy định công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền đi bỏ phiếu. Không có danh sách toàn quốc về các cử tri đủ điều kiện, vì thế các địa phương sẽ lập các danh sách đó thông qua việc yêu cầu công dân đăng ký cử tri. Việc này nhằm ngăn chặn gian lận. Trước kia, các thủ tục đăng ký chọn lọc đã được áp dụng để ngăn cản những công dân nhất định – đặc biệt là người Mỹ gốc Phi ở miền Nam - tham gia bỏ phiếu. Ngày nay, Đạo luật về Quyền bỏ phiếu nghiêm cấm các hoạt động kỳ thị này.
Mỗi bang thiết lập các yêu cầu riêng về đăng ký cử tri. Công dân thay đổi nơi ở phải đăng ký lại tại nơi cư trú mới của mình. Đôi khi, các bang nới lỏng các yêu cầu về đăng ký nhưng đôi lúc họ lại thắt chặt các yêu cầu đó. Đạo luật Đăng ký cử tri năm 1993 cho phép công dân có thể đăng ký bầu cử vào lúc họ gia hạn bằng lái xe do bang cấp. Một số bang cho phép cử tri đăng ký vào Ngày Bầu cử. Tuy nhiên, mới đây một số bang đã thông qua các luật quy định phải có chứng minh thư do chính phủ cấp hoặc bỏ việc đăng ký vào Ngày Bầu cử.
Các viên chức bầu cử phải đảm bảo rằng mọi cử tri đủ điều kiện muốn đi bỏ phiếu đều có tên trong danh sách đăng ký. Họ cũng phải loại khỏi danh sách những người không đủ tiêu chuẩn (thường là vì họ còn quá nhỏ hoặc không sinh sống tại khu vực đó). Nhìn chung, các viên chức bầu cử địa phương vẫn để tên những người trong danh sách mặc dù gần đây họ không đi bỏ phiếu, hơn là loại bỏ tên các cử tri có thể đủ tiêu chuẩn. Khi một người đến điểm bỏ phiếu mà không thấy có tên mình trên danh sách đăng ký, các viên chức thường cấp cho họ một lá phiếu tạm thời để ghi nhận việc bỏ phiếu. Chỉ sau khi đã xem xét người đó có đủ tiêu chuẩn hay không (thường diễn ra sau Ngày Bầu cử), khi đó lá phiếu mới được kiểm đếm.
Các viên chức bầu cử cũng phải thiết kế các tấm phiếu bầu cho mỗi cuộc bầu cử và đảm bảo rằng tất cả các ứng viên đã được chứng nhận đều có tên trong danh sách và tất cả các vấn đề được nêu trong lá phiếu để cử tri cho ý kiến phải được diễn đạt chính xác. Và họ phải cố gắng thiết kế lá phiếu càng đơn giản và càng rõ ràng càng tốt.
Không có các tiêu chuẩn quốc gia nào về hình thức của lá phiếu nhưng luật liên bang quy định các viên chức bầu cử phải cung cấp những phiếu bầu bằng nhiều thứ tiếng nếu có một tỷ lệ dân chúng tại khu vực đó không nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính.
Trong trường hợp sử dụng các máy bỏ phiếu thay thế cho các tấm phiếu bầu giấy, các viên chức địa phương có trách nhiệm lựa chọn và bảo trì các máy móc đó. Và các viên chức địa phương cũng phải tuyển mộ và đào tạo một đội ngũ đông đảo các nhân viên tạm thời làm việc 10 đến 15 giờ vào Ngày Bầu cử.
24- Người
Mỹ bỏ phiếu như thế nào?
Do chính quyền địa
phương, thay vì chính quyền trung ương, tiến hành các cuộc bầu cử, nên các địa
phương khác nhau - thậm chí trong cùng một bang - có thể có các loại lá phiếu
và công nghệ bỏ phiếu khác nhau.
Ngày nay, rất ít cử tri Hoa Kỳ đánh dấu “X” bên cạnh tên ứng viên trên lá phiếu bầu bằng giấy, bởi vì nhiều địa phương sử dụng các hệ thống quang học để quét các lá phiếu mà các cử tri đã tô vào các ô tròn hoặc nối các đường lại. Tuy nhiên vẫn có những địa phương khác sử dụng một loạt thiết bị bỏ phiếu được cơ giới hóa khác nhau.
Ngày nay, rất ít cử tri Hoa Kỳ đánh dấu “X” bên cạnh tên ứng viên trên lá phiếu bầu bằng giấy, bởi vì nhiều địa phương sử dụng các hệ thống quang học để quét các lá phiếu mà các cử tri đã tô vào các ô tròn hoặc nối các đường lại. Tuy nhiên vẫn có những địa phương khác sử dụng một loạt thiết bị bỏ phiếu được cơ giới hóa khác nhau.
Trong những năm
gần đây, nhiều bang đã áp dụng các thủ tục cấp phiếu bầu cho các cử tri trước
ngày bầu cử. Xu hướng này bắt nguồn từ quy định về các lá phiếu vắng mặt, cấp
cho các cử tri dự định sẽ không có mặt ở nhà (và ở địa điểm bỏ phiếu của họ)
vào Ngày Bầu cử. Một số bang và địa phương từng bước tự do hóa quy định này,
cho phép công dân đăng ký là “cử tri vắng mặt hoàn toàn” và đều đặn gửi lá phiếu
bầu đến nhà của họ. Hai bang Oregon và Washington tiến hành các cuộc bầu cử
hoàn toàn qua đường bưu điện. Các cử tri vắng mặt thường gửi lại phiếu bầu của
họ qua đường bưu điện.
Hiện nay một số bang cho phép công dân bỏ phiếu sớm lên đến ba tuần trước Ngày Bầu cử, sử dụng máy bỏ phiếu ở các trung tâm mua sắm và những nơi công cộng khác. Công dân dừng chân để bỏ phiếu khi thấy thuận tiện.
Hiện nay một số bang cho phép công dân bỏ phiếu sớm lên đến ba tuần trước Ngày Bầu cử, sử dụng máy bỏ phiếu ở các trung tâm mua sắm và những nơi công cộng khác. Công dân dừng chân để bỏ phiếu khi thấy thuận tiện.
25- Bỏ phiếu
sớm có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử không?
Không, bởi vì
ngay cả khi người dân bỏ phiếu sớm, lá phiếu của họ chưa được kiểm đếm cho đến
khi đóng cửa phòng bỏ phiếu vào đêm bầu cử.
Điều này ngăn chặn rò rỉ thông tin chính thức về những ứng cử viên nào đang có số phiếu hơn hay kém, và do vậy có thể làm ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu của các cử tri khác vào Ngày Bầu cử.
Một điểm chung mà tất cả các địa phương của Hoa Kỳ đều có là không lá phiếu nào được lập bảng kiểm phiếu chính thức và công bố công khai cho đến khi các phòng bỏ phiếu đã đóng cửa.
Mặc dù các đài truyền hình Hoa Kỳ thường tiến hành một cuộc thăm dò sau bầu cử đối với những người vừa mới bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia, song trong những năm gần đây hoạt động này đang chịu sự giám sát chặt chẽ.
Điều này ngăn chặn rò rỉ thông tin chính thức về những ứng cử viên nào đang có số phiếu hơn hay kém, và do vậy có thể làm ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu của các cử tri khác vào Ngày Bầu cử.
Một điểm chung mà tất cả các địa phương của Hoa Kỳ đều có là không lá phiếu nào được lập bảng kiểm phiếu chính thức và công bố công khai cho đến khi các phòng bỏ phiếu đã đóng cửa.
Mặc dù các đài truyền hình Hoa Kỳ thường tiến hành một cuộc thăm dò sau bầu cử đối với những người vừa mới bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia, song trong những năm gần đây hoạt động này đang chịu sự giám sát chặt chẽ.
26- Hoa Kỳ
sẽ làm gì để duy trì các cuộc bầu cử công bằng trong tương lai?
Một trong những
bài học quan trọng về cuộc bầu cử tổng thống cực kỳ sít sao năm 2000 đó là các
thách thức về quản lý bầu cử, phiếu bầu và kiểm phiếu mà bang Florida gặp phải
cũng có thể xảy ra ở hầu hết các khu vực bầu cử khác tại Hoa Kỳ. Một số nghiên
cứu đã được tiến hành, và một số ban hội thẩm đã được thành lập để lắng nghe
các luận cứ của chuyên gia và dẫn ra các bằng chứng về sự cần thiết phải cải
cách.
Vào năm 2002, Quốc
hội đã thông qua Đạo luật Giúp đỡ bỏ phiếu ở Mỹ (Help America Vote Act), nhằm
giải quyết các vấn đề của cuộc bầu cử năm 2000 và tiên lượng các vấn đề mới. Thứ
nhất, chính phủ liên bang đã cung cấp khoản tiền cho các bang và các địa phương
để thay thế các máy bỏ phiếu kiểu đòn bẩy và kiểu thẻ đục lỗ đã lỗi thời.
Thứ hai, thành lập
một Ủy ban Hỗ trợ bầu cử để hỗ trợ kỹ thuật bầu cử địa phương và giúp các viên
chức địa phương xây dựng các tiêu chuẩn về thiết bị bỏ phiếu. Ủy ban này nghiên
cứu về máy bỏ phiếu và thiết kế tấm phiếu bầu, các phương pháp đăng ký và bỏ
phiếu tạm thời, các kỹ thuật nhằm ngăn chặn gian lận, các thủ tục tuyển chọn và
đào tạo các nhân viên phòng bỏ phiếu, các chương trình nâng cao trình độ cho cử
tri.
Đạo luật Giúp đỡ
bỏ phiếu ở Mỹ đánh dấu sự mở rộng đáng kể về vai trò của chính phủ liên bang
trong các vấn đề từ trước đến nay được giao cho các địa phương. Nhưng những cải
cách này đã giúp lấy lại niềm tin vào tiến trình bầu cử tại Hoa Kỳ.
Nguồn: http://bnews.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-bau-cu-tong-thong-my-p1-/28186.html