Marcus Mietzner
Nguyễn Quang A dịch
Marcus
Mietzner là phó giáo sư ở Trường châu Á và Thái Bình
Dương tại Đại học Quốc gia Australia. Cuốn sách mới nhất của ông là Money,
Power, and Ideology: Political Parties in Post-Authoritarian Indonesia(2013).
Trong thảo luận về suy
thoái toàn cẩu của dân chủ, các nhà phân tích hay tập trung vào các trường hợp
kịch tính nhất của sự đảo ngược, như các cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập và
Thái Lan. Dưới cái bóng của chúng, tuy vậy, Indonesia (nền dân chủ lớn thứ ba
thế giới) đã đối mặt với một thách thức ít được thảo luận, nhưng nghiêm trọng
ngang thế đối với chính thể dân chủ của nó. Mỉa mai thay, sự đe dọa này đã đến
dưới hình thức của cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống lần thứ ba của đất nước kể
từ khi nhà độc đoán lâu đời Suharto sụp đổ trong năm 1998. Được tổ chức ngày
9-7-2014, cuộc tranh đua này đã mô tả các nét đặc biệt của một thách thức dân
túy khủng khiếp từ Prabowo Subianto, cựu con rể của Suharto. Hứa hẹn sự lãnh đạo
cứng rắn hơn và một sự quay lại các cơ chế bầu cử gián tiếp mà với nó Suharto
đã cai trị Indonesia trong 32 năm, Prabowo đã suýt thắng chức Tổng thống. Giả
như ông đã thành công, các hệ quả sẽ quan trọng: Không chỉ Indonesia bị đặt lên
con đường phục hồi độc đoán, mà khả năng “mất” nền dân chủ đa số-Muslim được
khen ngợi nhiều sẽ làm sâu sắc thêm sự suy thoái dân chủ toàn cầu.
Cuối cùng, Prabowo đã
thua Joko Widodo (được gọi thân mật là “Jokowi”), thị trưởng thủ đô Jakarta, với
một tỷ lệ 53,1 trên 46,9 phần trăm. Ngay cả sau khi thất bại của ông đã rõ
ràng, Prabowo đã tiếp tục thách thức của ông bằng cách công bố những tính toán
nhanh bị thao túng hiển nhiên cho thấy ông ta đang thắng, và bằng cách thử can
thiệp vào việc xếp thành bảng chính thức tại cơ sở. Bất chấp các thủ đoạn này, Ủy
ban Tổng tuyển cử đã tuyên bố Jokowi thắng cuộc vào ngày 22 tháng Bảy, mở đường
cho lễ nhậm chức của ông trong tháng Mười. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã tiết lộ
tính dễ bị tổn thương tiếp tục của nền dân chủ non trẻ của Indonesia và đã làm
nổi bật sức mạnh của các lực lượng chống dân chủ của nước này – bên trong cả
elite lẫn toàn bộ cử tri nói chung. Khả năng của Prabowo để thu hút gần nửa dân
cư với một chương trình nghị sự dân túy và dân tộc chủ nghĩa cực đoan gợi ý rằng
nền dân chủ Indonesia cần sự tăng cường thêm – một nhiệm vụ bây giờ rơi trên
vai Jokowi.
Các lựa chọn thay thế nổi
bật đối mặt các cử tri Indonesia trong cuộc bầu cử tháng Bảy năm 2014 và kết cục
bầu cử nói gì với chúng ta về tình trạng của nền dân chủ Indonesia? Dựa trên những
phỏng vấn với các diễn viên chủ chốt, tiểu luận này nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử
đã không chỉ là một cuộc tranh đua giữa hai ứng viên, mà cũng là giữa những
quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về quyền lực và những tầm nhìn cho tương
lai của Indonesia. Như thảo luận sau đây cho thấy, những sự bất đồng này đã được
phản ánh trong ba đối kháng xảy ra trong thời gian các cuộc bầu cử: thứ nhất, sự
tình nguyện cơ sở đối lại (versus, vs.) hoạt động chính trị đầu
não đầu sỏ; thứ hai, sự chừng mực kỹ trị vs. chính sách mị dân
dân túy; và thứ ba, sự ủng hộ các cuộc bầu cử dân chủ vs. sự
lên án chúng là “phi-Indonesia” và quá tốn kém. Cái gì đã làm cho nền dân chủ
Indonesia có thể sống sót qua thách thức của Prabowo, và khả năng của chính thể
hậu-Suharto sẽ ổn định trong những năm tới là thế nào?
Nền Dân chủ của
Yudhoyono: 2004 đến 2014
Cả thách thức dân túy của
Prabowo lẫn sự nổi lên của đối thủ của ông ta, Jokowi, đều không thể hiểu được
ngoài bối cảnh của nhiệm kỳ Tổng thống của Susilo Bambang Yudhoyono (2004–14).
Các chiến dịch dân túy chống lại hiện trạng status quo xảy ra
điển hình trong các chính thể gặp nỗi thống khổ của các khủng hoảng chính trị
và kinh tế.1 Điều này có thể gợi ý rằng tính hiệu quả của thách
thức của Prabowo đã gắn với sự thất bại thực hoặc được cảm nhận của nền dân chủ
Indonesia để thỏa mãn các công dân của nó. Thế nhưng nền dân chủ Indonesia đã
không có vẻ bị khủng hoảng dưới thời Yudhoyono. Về chính trị, Yudhoyono đã xoay
xở để ổn định hóa hệ thống rối loạn trước đây, chấm dứt các xung đột chung có từ
lâu đời (giữa chúng, cuộc chiến tranh ba mươi năm ở Aceh), và trông coi sự củng
cố của các định chế mới, như Tòa án Hiến pháp. Sự thỏa mãn đối với nền dân chủ
đã cao trong cuối các năm 2000 và đầu các năm 2010 (83 phần trăm trong tháng Bảy
2014),2 và tỷ lệ người đi bỏ phiếu đã trên 70 phần trăm trong
các cuộc bầu cử quốc gia suốt thời kỳ hậu-Suharto. Điều này tương phản sắc nét
với tình hình ở các nước khác đã trải qua sự tiếp quản dân túy: ở Venezuela, chẳng
hạn, tỷ lệ người đi bỏ phiếu đã sụt xuống 62 phần trăm trong năm 1998, khi Hugo
Chávez được bầu lần đầu tiên, và các định chế chính phủ đã được xem một cách rộng
rãi là không hiệu quả và suy sụp.
Về kinh tế, Indonesia đã
thịnh vượng dưới thời Yudhoyono. Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia đã
tăng gấp ba giữa 2004 và 2012 (từ US$1.161 lên $3.557), và tầng lớp trung lưu
đã mở rộng nhanh chóng. Indonesia bây giờ khoe khoang về 74 triệu người trung
lưu và người tiêu dùng giàu có, một nhóm người tăng 8 đến 9 triệu người mỗi
năm.3 Tăng trưởng kinh tế hầu hết đã trên 5 phần trăm trong nhiệm
kỳ của Yudhoyono, với Indonesia đạt địa vị của một nền kinh tế một ngàn tỷ
dollar trong năm 2014. Lần nữa, tình hình đã rất khác ở Venezuela trước sự tiếp
quản của Chávez – ở đó, thu nhập đầu người đã giảm một nửa trong bảy năm trước
thắng lợi năm 1998 của ông ta.
Bất chấp sự ổn định nói
chung của chính thể và nền kinh tế, sự bất mãn đáng kể với Yudhoyono (và chính
trị elite nói chung) đã đang lên men. Diễn giải tối thiểu chủ nghĩa của
Yudhoyono về củng cố dân chủ (tức là, sự ưa thích của ông cho ổn định hóa status
quo hơn là thúc đẩy những cải cách thêm) đã tạo ra một cảm giác về sự
ngưng trệ chính trị xã hội, đặc biệt trong nhiệm kỳ hai của ông (2009–14).
Trong thực tế, Yudhoyono bị giới hạn nhiệm kỳ đã không khởi động một sáng kiến
chính sách đáng kể duy nhất nào trong nhiệm kỳ hai (và cuối cùng) của ông, làm
thất vọng những người bỏ phiếu đã bầu lại ông trong một thắng lợi long trời lở
đất năm 2009. Kết quả là, sự mến mộ dân chúng của Tổng thống đã suy sụp – giảm
từ 75 phần trăm trong tháng Mười Một 2009 xuống 47 phần trăm tháng Sáu 2011 và
30 phần trăm vào tháng Năm 2013.4 Nó đã chỉ phục hồi chút ít
trong năm 2014 khi các cử tri chuyển sự chú ý của họ sang các ứng viên ganh đua
để kế vị ông.
Yudhoyono đã bị phê phán
đặc biệt vì sự thất bại của ông để chế ngự tham nhũng. Trên thực tế, Đảng Dân
chủ (PD) của ông đã trở thành biểu tượng của sự câu kết và thói bao che dung
túng tràn lan gây tai họa cho Indonesia. Chủ tịch đảng Anas Urbaningrum đã bị
buộc tội năm 2013 và muộn hơn đã bị bắt, cũng như người được ưa thích một thời
để kế vị ông, Bộ trưởng Bộ Thể thao và Thanh niên Andi Mallarangeng. Hai Bộ trưởng
khác của PD cũng đã dính đến các vụ tai tiếng tham nhũng, với con trai của một
trong hai người đã bị bắt trong tháng Sáu 2014. Con trai Tổng thống và Tổng thư
ký của đảng, Edhie Baskoro Yudhoyono, đã được nhắc đến trong nhiều vụ xử tham
nhũng, tuy không lời buộc tội nào được đưa ra chống lại ông. Những người
Indonesia cũng đã chau lông mày vào danh sách các ứng viên lập pháp 2014 của
PD, mà bao gồm không ít hơn mười lăm thành viên gia đình Yudhoyono.
Nhưng phần lớn sự vỡ mộng
với chính phủ Yudhoyono đã liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội. Mặc dù
tình trạng chung của nền kinh tế đã lành mạnh dưới thời Yudhoyono, và các số thống
kê nghèo khổ và thất nghiệp đã có vẻ ấn tượng (giữa 2004 và 2013, tỷ lệ nghèo
đã giảm từ 16,7 xuống 11,4 phần trăm, và thất nghiệp đã giảm từ 9,9 xuống 5,9
phần trăm), 43 phần trăm người Indonesia vẫn sống dưới $2 một ngày.5
Nhiều trong số những người nghèo cảm thấy họ đã không được lợi từ sự tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Hầu hết các kinh tế gia thống nhất, lưu ý rằng phần lớn
“cơn bột phát” của Indonesia đã được gây ra bởi khu vực hàng hóa thâm dụng vốn,
chứ không bởi chế tác thâm dụng lao động. Nói cách khác, phần lớn tăng trưởng
đã làm cho người giàu giàu hơn, trong khi tạo ra ít ích lợi cho các giai cấp dưới.
Gây ấn tượng mạnh, hệ số Gini, cho biết mức bất bình đẳng trong xã hội (0 biểu
thị sự bình đẳng hoàn toàn của phân bố thu nhập; 1 biểu thị sự bất bình đẳng
hoàn toàn), đã đạt mức cao kỷ lục 0,413 trong năm 2013. Như thế, trong khi
Indonesia của Yudhoyono đã không bày tỏ các đặc điểm thông thường của một chính
thể suy tàn, đã có đủ nguồn bất mãn cho những kẻ thách thức dân túy để khai
thác.
Cả hai ứng viên kế vị
Yudhoyono đã sử dụng sự bực tức dồn nén của những người Indonesia cho thế lợi của
họ, nhưng theo cách rất khác nhau. Về phần mình, Prabowo đã giới thiệu mình như
một người dân túy mạnh mẽ cổ điển, quở trách sự yếu kém và tham nhũng của giai
cấp chính trị Indonesia. Cho rằng tài nguyên của đất nước đã bị bán rẻ cho những
người nước ngoài, ông đã hứa bảo vệ sự giàu có của quốc gia và khôi phục sự
kiêu hãnh của nó. Vay mượn từ các kịch bản của Chávez và người Thái hùng mạnh
Thaksin Shinawatra, Prabowo đã kêu gọi người nghèo, đưa ra cho họ một catalog
chi tiết về sự giúp đỡ. Ông thậm chí đã tiếp quản một tổ chức nông dân trong
năm 2004 – một nước đi được thiết kế để che dấu địa vị như một triệu phú mà chiến
dịch tranh cử của ông được cấp tiền bởi em ông, Hashim Djojohadikusumo, một
trùm tư bản. Trên thực tế, cả Prabowo và Hashim đã là những kẻ tìm kiếm đặc lợi
nguyên mẫu, có được của cải thông qua các mối quan hệ và các danh mục đầu tư
tài nguyên thiên nhiên.6 Prabowo đã không chỉ là một người xa lạ
với nghèo khổ mà ông hứa khắc phục; ông cũng đã tham gia vào chính việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên mà ông phê phán kịch liệt đến vậy.
Phóng chiếu một hình ảnh
mạnh mẽ xuất phát chủ yếu từ lịch sử của ông với tư cách một chủ huy các Lực lượng
Đặc biệt dưới chế độ Trật tự mới của Suharto, Prabowo đã lôi cuốn các mảng cử
tri bảo thủ. Nhưng sự nghiệp quân sự của ông là một tài sản nợ chính trị cũng
nhiều như một tài sản có. Trong năm 1997 và 1998, đơn vị của Prabowo đã bắt cóc
ít nhất 22 nhà hoạt động chống chế độ, 13 người trong số đó đã chẳng bao giờ
tái xuất hiện. Prabowo được cho là phải chịu trách nhiệm về các sự kiện này và
bị sa thải khỏi quân đội tháng Tám 1998. Sau đó ông đã đi lưu vong ở Jordan trước
khi trở về Indonesia năm 2001 để khởi động sự nghiệp chính trị của ông. Trong
năm 2004, ông đã không thành công tìm kiếm sự đề cử làm ứng viên Tổng thống của
Golkar, bộ máy bầu cử trước kia của Suharto, sau việc đó ông đã lập đảng riêng
của mình, Gerindra. Trong năm 2009, Prabowo đã là ứng viên phó Tổng thống của
Megawati Sukarnoputri, nhưng Yudhoyono đã đánh bại cặp này trong một chiến thắng
vang dội. Các vụ bắt cóc đã đè nặng tất cả các cuộc vận động hậu-Suharto của
Prabowo, nhưng đã đóng một vai trò đặc biệt trong huy động các nhóm xã hội dân
sự chống lại việc đề cử ông năm 2014. Thế mà một số thăm dò dư luận đã gợi ý
không chỉ rằng một số đáng kể những người Indonesia đã không biết hoặc không
quan tâm đến quá khứ của Prabowo, mà cả rằng một số đã thậm chí ủng hộ ông bởi
vì việc đó.7 Có lẽ, họ đã coi những vi phạm nhân
quyền của ông như một dấu hiệu của sự cứng rắn và sự hiến dâng cương quyết cho
nhà nước.
Về chính trị, Prabowo đã
đưa ra đề nghị quay lại một chính thể trong đó sự lãnh đạo Tổng thống sẽ phá vỡ
sự không ăn khớp của các lợi ích mà nền dân chủ đã gây ra. Trong nhiều bài phát
biểu và tuyên bố, ông đã đề xuất phục hồi phiên bản gốc của Hiến pháp 1945 đã
được dùng như nền tảng của các chế độ của cả Suharto và tiền nhiệm của ông
Sukarno (Tổng thống sáng lập của Indonesia).8 Kể từ 1998, hiến
pháp đã được sửa đổi bốn lần, để đưa ra các cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống, một
Quốc hội mạnh hơn, một hiến chương nhân quyền, và một hệ thống kiểm soát và đối
trọng mới. Việc quay lại Hiến pháp 1945 sẽ có nghĩa là hủy tất cả các cải cách
hậu-Suharto này và khôi phục khung khổ độc đoán trước. Prabowo đã không biện hộ
chương trình nghị sự này: Ông đã tuyên bố rằng các cuộc bầu cử trực tiếp là một
ý tưởng Tây phương không phù hợp với Indonesia và, hơn nữa, rằng, chúng quá tốn
kém và gây ra tham nhũng.9
Tuy vậy, trái ngược với
các cuộc vận động dân túy thành công của Chávez và Thaksin, Prabowo đã làm phiền
việc thu hút các cử tri mục tiêu của ông, những người nghèo nông thôn. Một cách
nghịch lý, Prabowo đã được nhiều sự ủng hộ từ các cử tri giàu có, đô thị, và được
giáo dục tốt. Một thăm dò cử tri vừa bỏ phiếu đã tiết lộ rằng Prabowo đã lết
sau Jokowi, 39 so với 47 phần trăm, giữa những các cử tri chỉ có trình độ tiểu
học, nhưng Jokowi đã dẫn đầu, 46 so với 34 phần trăm, giữa những người tốt nghiệp
đại học, một nhóm nhỏ hơn rất nhiều.10 Tương tự, Prabowo lết
sau Jokowi với 37 so với 47 phần trăm giữa các cử tri có thu nhập thấp (dưới
$100 một tháng), nhưng đã vượt Jokowi với 45 so với 39 phần trăm những người có
thu nhập cao hơn (trên $200 hàng tháng). Prabowo cũng đã lết sau ở vùng nông
thôn, 38 so với 47 phần trăm, trong khi dẫn trước ở các thành phố 42 so với 40
phần trăm. Các cuộc thăm dò đã cho thấy rằng các cử tri tầng lớp trên đã ủng hộ
Prabowo bởi vì họ coi ông như người có kinh nghiệm, tự tin, và tinh tế hơn so với
Jokowi không viển vông và khá thô, và sức lôi cuốn của ông giữa quần chúng nông
thôn đã chọc tức nhiều người thành thị. Chung cuộc, tuy vậy, sự ủng hộ Prabowo
giữa các công dân giàu có của Indonesia đã không đủ để bù cho sự thiếu hụt của
ông giữa các giai cấp thấp hơn.
Những người Indonesia
nghèo ở nông thôn đã cảm thấy được Jokowi lôi cuốn một cách tự nhiên, ngăn cản
những cố gắng của Prabowo để tranh thủ các cử tri đó. Không giống Prabowo,
Jokowi đã gới thiệu mình như một người dân túy – nhưng thuộc một loại rất khác.
Trái ngược với hầu hết các nhà dân túy thường, ông đã không chê bai sự suy đồi
chung của nhà nước và xã hội; ông đã không thử đóng vai người nghèo chống lại
người giàu; và ông đã không kích động chống lại những ảnh hưởng nước ngoài.
Thay vào đó chủ nghĩa dân túy của Jokowi đã là thực dụng, ôn hòa, và dung nạp.
Ông đã có khả năng huy động các giai cấp thấp hơn mà không sử dụng vốn tiết mục
điển hình của lối nói hoa mỹ dân túy “cứng rắn” chủ yếu bởi vì nguồn gốc và
cách sống khiên tốn của ông. Sinh năm 1961 ở Solo, Jokowi đã xây dựng một doanh
nghiệp nhỏ về đồ nội thất trước khi tranh cử chức thị trưởng của thành phố quê
ông năm 2005. Nhanh chóng có được uy tín vì việc giải quyết vấn đề và sự hiến
dâng để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đáng tin cậy, Jokowi đã thắng
dễ dàng cuộc bầu cử lại trong năm 2010. Tuy vậy, cũng quan trọng như các thành
tựu của mình ông đã cẩn trọng nuôi dưỡng hình ảnh cá nhân của ông: Mặc đồ rẻ tiền
và nói theo cách bình thường, không tao nhã, Jokowi đã trông và nghe giống một
người Indonesia trung lưu thấp trung bình, khiến ông có vẻ giống người tương phản
với các chính trị gia elite Indonesia điển hình.11
Với vóc dáng tầm quốc
gia của ông tăng lên sau 2010, Jokowi được sự chú ý của các lãnh tụ đảng của
Indonesia. Mặc dù Jokowi về danh nghĩa đã là một đảng viên của đảng Dân chủ chiến
đấu Indonesia (PDI-P) đa nguyên và dân tộc chủ nghĩa của Megawati, ông đã ít
quan tâm đến hoạt động của đảng. Nhưng trong năm 2012, Megawati đã biệt phái
Jokowi ra tranh cử trong các cuộc bầu cử thống đốc Jakarta chống lại một người
đương chức có vẻ vô địch. Lý thú là, Prabowo và Hashim đã ủng
hộ sự đề cử Jokowi – một nước đi họ đã thấy hối tiếc. Phát triển một cuộc
vận động cơ sở và phương tiện xã hội hiệu quả, Jokowi đã đi tiếp một cách bất
ngờ để thắng cuộc bầu cử. Thắng lợi này đã là bước đột phá lớn của ông như một
ngôi sao truyền thông quốc gia – từ đó trở đi, ông đã là một người ngồi lỳ đều
đặn trên TV và các site tin tức trên Internet. Media cũng đã giúp ông quảng bá
các thành tựu của ông với tư cách thống đốc mới của thủ đô. Trong vòng mấy tuần
sau khi nhậm chức, ông đã khởi động một sơ đồ chăm sóc sức khỏe mở cửa bệnh viện
của Jakarta cho người nghèo; ông đã đưa ra một chương trình học bổng mới cho
các học sinh từ các gia đình có thu nhập thấp; ông đã ưu tiên hệ thống giao
thông nhanh đại chúng đã bị chậm trễ từ lâu. Vào đầu 2013, Jokowi đã đột ngột dẫn
đầu các cuộc thăm dò dư luận về các ứng viên Tổng thống khả dĩ, và tuy ban đầu
Megawati đã có vẻ lưỡng lự, bà đã trao cho ông sự đề cử của đảng bà trong tháng
Ba 2014.
Nhưng mặc dù Jokowi đã
có được những mức chưa từng thấy về sự nổi tiếng cá nhân, ông đã không trình
bày được một chiến lược hay tầm nhìn chính trị rõ ràng cho pha tiếp theo của sự
dân chủ hóa Indonesia. Khi được các nhà báo hỏi, Jokowi đã khẳng định sự ủng hộ
mạnh mẽ cho khung khổ dân chủ hiện tồn của Indonesia, hứa làm cho nó hiệu quả
hơn. Nhưng ông đã thường bày tỏ sự ngạc nhiên khi bị đặt câu hỏi này, chỉ ra
các nhiệm kỳ của ông ở Solo và Jakarta như bằng chứng của lòng tin của ông vào
tính công khai, minh bạch, và sự công bằng dân chủ.
Tin chắc rằng việc này sẽ
là đủ để gây ảnh hưởng các cử tri, ông đã tự kiềm chế không xây dựng một chương
trình nghị sự dân chủ mạch lạc để phản lại tầm nhìn dân túy và tân độc đoán của
Prabowo. Thay vào đó, ông đã tập trung vào nuôi dưỡng hình ảnh của mình như một
người khiêm tốn của nhân dân, tổ chức cuộc vận động của ông như một loạt các cuộc
viếng thăm các chợ và các quán ăn ven đường. Trong khi đi diễn thuyết khắp nơi
cho các ứng viên lập pháp của PDI-P trong tháng Tư 2014, ông đã từ chối đề
cập đến các vấn đề cương lĩnh, và chỉ từ từ phát triển một cương lĩnh cho cuộc
vận động tranh cử Tổng thống trong tháng Sáu và tháng Bảy. Sự mến mộ của dân
chúng đối với ông do đó đã tụt. Trong tháng Mười Hai 2013, ông đã dẫn trước
Prabowo 39 điểm phần trăm (62 so với 23 phần trăm), và tiếp theo, sự dẫn đầu của
Jokowi đã thu hẹp chỉ còn 16 điểm (52 so với 36 phần trăm), và vào tháng Sáu,
ông và Probowo đã suýt soát ở 46 với 45 phần trăm, một cách tương ứng.12 Jokowi,
có vẻ, đã hướng tới thất bại, cùng với nền dân chủ mà những người Indonesia đã
xây dựng từ 1998.
Việc Jokowi cuối cùng đã
thắng thế – và nền dân chủ Indonesia đã sống sót – phần lớn là do những diễn tiến
trong ba lĩnh vực then chốt của sự tranh cãi dân chủ: 1) sự căng thẳng hình mẫu
giữa sự huy động cơ sở do công dân dẫn dắt và chính trị bộ máy đầu sỏ; 2) sự cạnh
tranh giữa sự điều độ và tính chiến đấu dân túy; và 3) sự đàm luận về tầm quan
trọng của các cuộc bầu cử cho nhà nước quốc gia Indonesia.
Chính trị Bộ máy vs. Hành
động Tình nguyện Cơ sở
Một trong những thảo luận
quan trọng nhất giữa các nhà khoa học chính trị tập trung vào Indonesia trong
thập niên vừa qua đã liên quan tới vai trò của những kẻ đầu sỏ trong hoạt động
chính trị dân chủ.13 Trong khi một số học giả đã khẳng định rằng
những kẻ đầu sỏ đang kiểm soát các định chế và các thủ tục dân chủ của
Indonesia (bằng việc có khả năng tài trợ hay kiểm soát trực tiếp các bộ máy
chính trị bảo vệ các lợi ích của họ), các học giả khác – kể cả tác giả này – đã
mô tả hoạt động chính trị hậu độc đoán như một cuộc tranh cãi đang tiếp tục và
thường là cân bằng ngang nhau giữa các lực lượng đầu sỏ và không đầu sỏ.14
Có thể cho rằng, sự cân bằng này lần nữa đã biểu lộ trong các cuộc bầu cử 2014,
với chiến dịch của Prabowo dựa vào chính trị bộ máy đầu sỏ, trong khi cuộc vận
động của Jokowi phần lớn đã phụ thuộc vào những người tình nguyện cơ sở. Và cuối
cùng, bộ máy bầu cử được tài trợ tốt của Prabowo đã thất bại, song chỉ với một
sự chênh lệch nhỏ.
Hệ thống bầu cử Tổng thống
trực tiếp của Indonesia, được đưa vào năm 2004, đã tạo ra một môi trường trong
đó chính trị bộ máy được dẫn dắt bằng tiền là một phần quan trọng của cạnh
tranh bầu cử. Để có đủ tư cách cho việc bỏ phiếu, các ứng viên Tổng thống phải
có được sự ủng hộ của các đảng hay của liên minh các đảng đã nhận được hơn 20
phần trăm số ghế hoặc 25 phần trăm phiếu bầu trong các cuộc bầu cử Quốc hội trước
đó. Được thiết kế để hạn chế số các ứng viên và để cho Tổng thống sắp nhậm chức
một cơ sở quyền lực ở Quốc hội, quy định này đã trao cho các bộ máy đảng một
vai trò then chốt trong các cuộc vận động bầu Tổng thống. Prabowo, về phần
mình, đã kết hợp một liên minh bảy đảng chính trị lại với nhau, kể cả bốn đảng
với các bộ máy được thử thách: Golkar; PKS (đảng Công lý thịnh vượng) Islamist,
có một mạng lưới mạnh các nhà hoạt động trung thành; đảng Gerindra của riêng
Prabowo; và đảng PD của Yudhoyono. Bản thân Tổng thống ban đầu đã trung lập,
nhưng đã tiếp Prabowo tại dinh thự riêng của ông vài ngày trước bầu cử – một nước
đi được diễn giải rộng rãi như sự xác nhận của Yudhoyono cho Prabowo.
Đúng như cơ sở hạ tầng
hiện tồn của các đảng là quan trọng, các nhà lãnh đạo đầu sỏ tài trợ cho chúng
cũng quan trọng. Những người này đã gồm chủ tịch Golkar, Abdurizal Bakrie, một
ông trùm tư bản với tài sản $2,45 tỷ nhưng cũng có nợ đáng kể;15 em
trai của Prabowo và nhà bảo trợ đảng Gerindra, Hashim Djojohadikusumo có tài sản
ước tính $700 triệu; bản thân Prabowo, người đã khai tài sản khoảng $160 triệu
cho Ủy ban Bầu cử; và ứng viên phó Tổng thống của ông, Hatta Radjasa, chủ tịch
đảng Ủy nhiệm Quốc gia (PAN), người đã khai tài sản chỉ $3 triệu, nhưng được
cho một cách rộng rãi là có sự ủng hộ của Muhammad Riza Chalid một nhà buôn dầu
giàu có. Ngoài các đầu sỏ đảng này ra, Prabowo đã tìm thêm sự ủng hộ của Hary
Tanoesoedibjo, một ông trùm tư bản có gốc Hoa người có tài sản thuần $1,4 tỷ và
– quan trọng – đã sở hữu ba đài TV với thị phần khoảng 40 phần trăm. Nhìn tổng
thể, thì bộ máy của Prabowo đã được tra dầu mỡ tốt, như được minh chứng bởi tính
chuyên nghiệp của những quảng cáo trên media của nó và tốc độ mà tiền đã đến
các thành phần địa phương của bộ máy.
Công việc của các bộ máy
chính trị của Prabowo (cả được vận hành bởi các đảng lẫn hoạt động bên ngoài
các đảng) đã tỏ ra là công cụ đắc lực cho các cố gắng huy động cử tri của ông.
Thí dụ, các đảng bộ và các nhà hành động khác ủng hộ Prabowo đã tổ chức các cuộc
meeting của các lãnh đạo địa phương có ảnh hưởng; đã phân phát tiền cho các trưởng
thôn hay các nhóm tôn giáo, sắc tộc, và xã hội; và đã hứa phân phát các lợi ích
phúc lợi và các dự án nếu Prabowo thắng. Tính hiệu quả của chiến dịch này đã đặc
biệt dễ thấy giữa những người ủng hộ của các đảng khác nhau tụ hợp trong liên
minh Prabowo. Trong khi vào lúc đầu chiến dịch, nhiều cảm tình viên của các đảng
thuộc liên minh Prabowo đã tuyên bố ý định của họ để bỏ phiếu cho Jokowi, theo
thời gian phần lớn đã cúi mình theo mong muốn của ban lãnh đạo của họ. Ngay trước
ngày bầu cử, 81 phần trăm các cử tri PKS đã cam kết ủng hộ Prabowo (tăng từ 53 phần
trăm hai tuần trước), như 56 phần trăm cử tri Golkar đã hứa (tăng từ 43 phần
trăm), 50 phần trăm cử tri PD (tăng từ 37 phần trăm), và 90 phần trăm cử tri
Gerindra.16
Nhưng dẫu bộ máy của
Prabowo có hiệu quả đến đâu, đã có những giới hạn về tầm với của nó. Những người
hành động ở địa phương của Prabowo đã thú nhận rằng các lãnh tụ cộng đồng và
các cử tri mà họ có khả năng huy động đã thiếu nhiệt tình. Một phụ nữ có nhiệm
vụ phân phát tiền cho các giáo sĩ Muslim ở Madiun, Đông Java, đã thú nhận rằng
“nếu giả như họ đã không nhận được khuyến khích, tất cả họ đã bỏ phiếu cho
Jokowi.”17 Tương tự, người thăm dò ý kiến chính của Prabowo ở
Đông Java đã dự đoán đúng, “Prabowo có thể dẫn đầu trong thăm dò dư luận, nhưng
các cử tri của Jokowi tận tâm hơn – và họ sẽ tập hợp mạnh mẽ vào ngày bỏ phiếu.”18 Quả
thực, tỷ lệ đi bỏ phiếu tương đối thấp 69,6 phần trăm ngụ ý rằng nhiều công dân
hứa bỏ phiếu cho Prabowo rốt cuộc đã ở nhà. Một nhân tố then chốt trong quyết định
của cử tri để không bỏ phiếu đã là sự bất lực của bộ máy của Prabowo để tiến
hành mua phiếu một cách có hệ thống. Tuy ứng viên đã có thể có đủ sức để phân
phát các số tiền nhỏ cho các lãnh đạo xã hội – và đã có những báo cáo riêng biệt
về mua phiếu bầu – ngay cả các két tiền đầu sỏ của Probowo hợp lại đã không được
nhồi đủ để đưa tiền cho mỗi trong số 194 triệu cử tri của Indonesia. Việc này,
tất nhiên, đã khác hoàn toàn với các cuộc bầu cử Quốc hội, khi hơn 230.000 ứng
viên đã cạnh tranh vì các lá phiếu, nhiều trong số họ bằng cách phân phát tiền
mặt (xem tiểu luận của Edward Aspinall ở pp. 96–110 [trong cùng số Journal
of Democracy]).
Ngược lại, Jokowi đã
giao chiến dịch của mình cho những người tình nguyện cơ sở nhiều hơn cho các
chính trị gia bộ máy. Chắc chắn, việc này đã không hoàn toàn do lựa chọn. Bốn đảng
chính trị ủng hộ việc đề cử Jokowi: PDI-P; đảng Thức tỉnh Quốc gia (PKB), một đảng
Muslim theo chủ nghĩa truyền thống; NasDem (đứng đầu bởi ông trùm media Surya
Paloh, có tài sản được ước tính $100 triệu); và Hanura, đứng đầu bởi Wiranto, một
cựu tư lệnh lực lượng vũ trang và đối thủ của Prabowo. Thêm vào bốn đảng này, ứng
viên phó Tổng thống của Jokowi là một cựu phó Tổng thống giàu có và một nhân vật
của Golkar, Jusuf Kalla. Nhưng bộ máy đảng của PDI-P – giả sử là động cơ chính
của cuộc vận động – đã không hoạt động trơn tru. Trước hết, một phái mạnh bên
trong ban lãnh đạo trung ương của đảng, kể cả con gái của Megawati, Puan
Maharani, đã coi Jokowi như một người mới đến không xứng đáng sự ủng hộ của
PDI-P và vì thế đã làm chậm việc giải ngân các quỹ vận động từ nhiều nhà tài trợ
lớn của đảng. Kết quả là, các đảng bộ địa phương đã gặp rắc rối để tiến hành
các hoạt động có hệ thống. Hơn nữa, nhiều lãnh đạo địa phương của PDI-P đã bị
thất vọng bởi sự bất lực của Jokowi để tăng thành tích của đảng trong các cuộc
bầu cử Quốc hội (nó đã chỉ được 19 phần trăm số phiếu), và như thế đã cảm thấy
không có nghĩa vụ làm việc cho ông.
Thay cho một bộ máy đảng
có thể làm việc, Jokowi đã dựa nhiều vào một mạng lưới được điều phối lỏng lẻo
của các tình nguyện viên. Những người này gồm các nhà chuyên nghiệp trẻ quảng
cáo ông trên mạng truyền thông xã hội; các sinh viên tổ chức các mạng hỗ trợ;
các nhà hoạt động vươn tới các cộng đồng của họ; và các nhân vật tôn giáo
Muslim và non-Muslim. Trong khi hầu hết những người tình nguyện này đã làm việc
một cách độc lập, đã có hai tổ chức thử thực thi một mức điều phối tối thiểu:
Ban thư ký Quốc gia cho Jokowi (Seknas Jokowi) và Pro-Jo. Jokowi đã xem chúng
như các trụ cột chính của chiến dịch của mình và đã thường đến thăm các văn
phòng địa phương của chúng trước các đảng bộ PDI-P.
Hơn nữa, Jokowi đã là ứng
cử viên Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Indonesia để khởi động một nỗ lực huy
động quỹ đáng kể dựa trên cộng đồng. Trong một lời ám chỉ tinh tế cho PDI-P rằng
ông đã biết các khoản quỹ cho ông đã bị giữ lại, Jokowi đã kêu gọi những người ủng
hộ mình tặng tiền cho cuộc vận động của ông. Bình thường trong các nền dân chủ
được củng cố hơn, việc này đã là mới ở Indonesia, nơi các cuộc vận động thường
được tài trợ bởi những kẻ đầu sỏ, các nhóm lợi ích, và bản thân các ứng viên.
Trong đợt vận động, Jokowi đã gom được ít nhất $3,8 triệu từ hơn 40.000 nhà tài
trợ cá nhân được báo cáo chính thức, so với khoảng $200.000 mà Prabowo đã nhận
được từ 47 nhà tài trợ cá nhân.19
Thắng lợi 2014 của chiến
dịch do tình nguyện viên cơ sở dẫn dắt của Jokowi, tuy vậy, không là dấu hiệu rằng
sự chấm dứt của chính trị bộ máy đầu sỏ ở Indonesia là gần. Chính bộ máy được
bôi trơn bằng tiền của Prabowo đã là cái biến ông ta từ một kẻ bên ngoài, mà hầu
hết nhà quan sát đã cho là không thể bầu được, thành một ứng viên Tổng thống đối
thủ hết sức cạnh tranh. Tương tự, ngay cả cuộc vận động của Jokowi đã không thể
vận hành mà không có sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và các chính trị gia giàu có
đã cung cấp ngân quỹ khẩn cấp khi PDI-P không chi tiền được phân bổ cho bầu cử.
Các chuyến đi vận động của Jokowi khắp quần đảo mênh mông, việc in các áo ngắn
tay và các biểu ngữ vận động, việc thuê các phương tiện vận động – tất cả đã cần
đến sự ủng hộ của các nhà tài trợ. Việc này không biến Jokowi thành một “công cụ
của bọn đầu sỏ” như kẻ đầu sỏ Prabowo đã gợi ý một cách khá phi lý sau thi thua
cuộc bầu cử, nhưng nó chỉ ra tầm quan trọng liên tục của tiền và hoạt động
chính trị bộ máy có tổ chức ở Indonesia hậu-Suharto.
Chủ nghĩa Dân túy gây
Chia rẽ vs. sự Điều độ
Một lĩnh vực tranh cãi
khác trong các nền dân chủ – đặc biệt trong các xã hội hậu độc đoán – thả tính
chiến đấu dân túy ra chống lại sự điều độ chính trị. Các nền dân chủ đang hoạt
động cần thích nghi và tổng hợp những quan điểm đa dạng khác nhau nhằm duy trì
tính hợp pháp của chúng, trong khi các nhà dân túy cực đoan than vãn cách tiếp
cận này như một dấu hiệu của sự yếu kém, thỏa hiệp, và sự lãnh đạo không hiệu
quả. Nhiều sự đảo ngược dân chủ, như thế, bắt đầu với ý kiến dân túy có được ưu
thế trên các quan điểm thực dụng, đa nguyên.20 Ở Indonesia hậu-Suharto,
mọi Tổng thống đã đều tránh lối nói cực đoan hoặc gây chia rẽ. Thay vào đó, tất
cả họ đều thử đưa ra một hình ảnh về một Indonesia ôn hòa, dung nạp, và cởi mở,
cả cho công chúng trong nước của họ và cho thế giới bên ngoài. Trong khi bức
tranh này đã luôn hơi gây lạc lối – đặc biệt dưới thời Yudhoyono, khi các nhóm
Islamic chiến đấu đã công khai kích động chống các thiểu số tôn giáo – nó đã là
lối nói hoa mỹ chính thức của chính trị dòng chủ lưu.
Prabowo đã thách thức sự
đồng thuận điều độ này theo nhiều cách. Để bắt đầu, ông đã khẳng định rằng các
chính trị gia dòng chủ lưu của Indonesia đã cho phép các lực lượng bên ngoài
bóc lột đất nước, từ chối tính vĩ đại quốc gia mà một thời đã và vẫn xứng đáng.
Prabowo đã thúc đẩy quan điểm dân túy này với không chỉ lời nói của ông mà cả
diện mạo của ông. Ông đã mặc giống Tổng thống sáng lập Sukarno – nguyên thủ quốc
gia duy nhất trong lịch sử đất nước đã làm theo một lối nói khoa trương chiến đấu
và đối đầu trong việc theo đuổi các mục tiêu của mình. Prabowo đã bắt chước những
cử chỉ và những điểm thắt nút của Sukarno, sử dụng một microphone cổ để nhấn mạnh
những sự giống nhau. Nhưng ông đã đi còn xa hơn Sukarno, gắn chiến dịch của ông
với những hình ảnh của các cuộc chiến tranh chống thực dân trong thế kỷ thứ mười
chín. Trong tháng Ba, Prabowo đã xuất hiện trong sân vận động chính của Jakarta
mặc một bộ đồ chiến tranh giả của người Java, bổ sung bằng một dao găm truyền
thống. Cưỡi một trong những con ngựa đắt tiền của mình, ông đã duyệt một cuộc
diễu hành của dân quân, các đội nhạc diễu hành, các đội bảo vệ riêng của ông. Sự
kiện đã lên đỉnh cao trong một bài phát biểu nóng nảy quở trách bâng quơ (không
nêu tên) những kẻ nói dối, những kẻ tham nhũng, và những kẻ yếu ớt, cũng như những
cường quốc nước ngoài mà được cho là đang thử cản ông trở thành Tổng thống.
Prabowo đã không chỉ huy
động các bản năng chống đế quốc có gốc rễ trong nỗi luyến tiếc quá khứ của
Indonesia về cuộc đấu tranh cách mạng của những năm 1940, mà ông cũng đảm bảo sự
ủng hộ của các nhóm Islamic bảo thủ và chiến đấu. Ba đảng Islamic bảo thủ nhất
của Indonesia (PKS, đảng Phát triển thống nhất, và đảng Trăng lưỡi liềm) đã ủng
hộ chiến dịch của Prabowo, như Mặt trận Những người bảo vệ Islamic chiến đấu đã
ủng hộ. Cũng ủng hộ ông đã là Jafar Umar Thalib, người đứng đầu Các chiến sĩ
Thánh chiến bây giờ không tồn tại nữa, một nhóm đã tiến hành thánh chiến
(jihad) chống-Kitô ở các đảo Maluku trong cuối các năm 1990. Qua mạng lưới này
của các đảng và các nhóm Islamist, những lời đồn đại đã lan truyền rằng Jokowi
là một người Hoa Singapore và một Kitô hữu – một cuộc tấn công có tiềm năng chí
tử trong một quốc gia với dân cư Muslim lớn nhất trên thế giới. Trên bề mặt, sự
cống hiến của các Islamist cho sự nghiệp của Prabowo đã gây ngạc nhiên. Bản
thân Prabowo đã không là một Muslim sùng đạo, và Hashim và các thành viên khác
của gia đình là các Kitô hữu. Nhưng Prabowo đã sử dụng rồi mang Islamist của
chính trị Indonesia như một công cụ trong các cuộc xung đột trong quân đội năm
1998, và đã đơn thuần kích hoạt lại các mối quan hệ đó trong cuộc chạy đua đến
các cuộc bầu cử 2014.
Ngược lại, Jokowi đã đại
diện cho dòng chủ lưu ý thức hệ mà đã tạo hình Indonesia dân chủ từ 1998. Ông
nói chung đã tán thành status quo dân chủ, chỉ đề xuất một “cuộc
cách mạng tinh thần” để nâng chất lượng của nền dân chủ lên mức tiếp theo; ông
đã bác bỏ xu hướng riêng biệt Islamic, tuy ông đã luôn luôn giới thiệu mình như
một Muslim sùng đạo; và đã kiềm chế tiến hành những tranh luận đối kháng với
các đối thủ chính trị của mình, bất chấp các cuộc tấn công mà chiến dịch của
Prabowo đã giáng vào ông. Jokowi cũng đã từ chối để hoàn toàn chấp nhận lập trường
rất được dân ưa chuộng của Prabowo về chủ nghĩa dân tộc kinh tế – tức là sự cần
thiết để bảo vệ các thị trường địa phương khỏi mối đe dọa của toàn cầu hóa. Bị
Prabowo hỏi tại một trong những cuộc tranh luận được truyền hình, Indonesia phải
làm gì về những hợp đồng với các công ty khai khoáng gây bất lợi cho quốc gia,
Câu trả lời của Jokowi đã làm nổi bật quan điểm ôn hòa và thực dụng của ông:
các hợp đồng này bị ràng buộc pháp lý, ông nói, và Indonesia phải tôn trọng
chúng cho đến khi chúng hết hạn. Trong quá trình thương lượng gia hạn hợp đồng,
ông tiếp tục, Indonesia khi đó có thể kiên quyết đòi các điều kiện tốt hơn. Phá
vỡ các hợp đồng hiện tồn, Jokowi xác nhận, có thể dẫn đến kiện cáo quốc tế và
chính phủ tốn thất hàng tỷ dollar. Sự tương phản với lối nói khoa trương tham
chiến của Prabowo đã không thể là rõ hơn.
Có vẻ, một đa số mỏng
manh của các cử tri đã coi chủ nghĩa thực dụng không đối đầu của Jokowi như lựa
chọn an toàn hơn cho Indonesia. Trong khi sự phô diễn dân tộc chủ nghĩa khoe
khoang cốt để gây ấn tượng, các bài diễn thuyết, và các cuộc tấn đông đối thủ của
Prabo đã gây ấn tượng cho nhiều người Indonesia, nó ngăn cản còn nhiều người
hơn. Các cử tri nữ, đặc biệt, đã cho biết sớm rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho
ông. Các cuộc thăm dò trước bầu cử đã nhất quán cho thấy Prabowo dẫn trước Jokowi
một chút giữa những người đàn ông nhưng lết sau ông giữa các phụ nữ với khoảng
8 điểm phần trăm.
Hơn nữa, Prabowo đã đánh
giá quá cao mức độ bất mãn của cử tri với chính thể hiện tồn. Tuy cử tri đã bất
mãn với thành tích của Yudhoyono, họ đã không thấy cần thay đổi triệt để chế độ.
Được hỏi trong tháng Tư 2014 họ nghĩ gì về tình trạng của nền kinh tế, chẳng hạn,
39 phần trăm người trả lời nói rằng nó đã được cải thiện trong năm vừa qua; 36
phần trăm nói nó vẫn thế; và chỉ 23 phần trăm nghĩ rằng nó đã tồi đi.21 Rõ
ràng những sự quả quyết dữ dội của Prabowo rằng nền kinh tế Indonesia đã rách
rưới và hiện trạng chính trị là không thể chịu đựng được đã không đủ thuyết phục
để gây ảnh hưởng đến đa số cử tri. Tuy vậy, chúng đã đẩy một ứng viên được lòng
dân của dòng chủ lưu ôn hòa đến bờ của sự thất bại.
Dân chủ Bầu cử vs. Chủ
nghĩa Độc đoán
Trận then chốt thứ ba
trong cuộc bầu cử này đã là giữa sự ủng hộ các cuộc bầu cử cạnh tranh như
phương tiện chính cho sự đại diện dân chủ và sự bôi nhọ chúng bởi những người
chủ trương một chủ nghĩa tập thể được định nghĩa mập mờ. Trong các xã hội chuyển
đổi, các cuộc bầu cử dân chủ bị tấn công theo hai cách: Thứ nhất, chúng dễ bị tổn
thương với các nhà chuyên quyền bầu cử những người muốn thao túng các cuộc bầu
cử trong khi dùng chúng như một nguồn của tính chính đáng;22 và
thứ hai, chúng bị đe dọa bởi tư duy phản dân chủ từ chối các cuộc bầu cử cạnh
tranh về nguyên tắc – như ở Thái Lan, chẳng hạn, nơi quân đội, các chính trị
gia bảo hoàng, và một bộ phận của giai cấp tư sản đã kích động chống các cuộc bầu
cử sau khi liên tục thua.
Năm 2014, Prabowo đã đề
xuất một chương trình nghị sự thù địch công khai với khung khổ bầu cử hiện tồn
của Indonesia. Ông cũng đã thử can thiệp vào quá trình bầu cử, ngay cả khi ông
đã thua rồi. Prabowo đã tuyên bố bằng lời lẽ chung rằng ông muốn Indonesia quay
lại Hiến pháp 1945, ý nói bỏ các cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp. Đây là một lập
trường ông đã giữ nhiều năm nhưng đã không thảo luận nó rộng rãi công khai. Vào
cuối chiến dịch, tuy vậy, Prabowo đã nói cụ thể hơn quan điểm của ông về các cuộc
bầu cử cả địa phương lẫn quốc gia. Trong một bài phát biểu ngày 28 tháng Sáu,
Prabowo đã tuyên bố rằng các cuộc bầu cử trực tiếp là sự nhập khẩu Tây phương
không mong muốn, giống như tật hút thuốc lá. Ông đã nói rằng các nhà lãnh đạo
nhà nước phải được lựa chọn bởi các định chế lập pháp nửa – được bầu, như đã
đòi hỏi trong hiến pháp sáng lập. (Quả thực, Suharto đã được bầu lại sáu lần bởi
một cơ quan lập pháp một phần được chỉ định và một phần được bầu qua một quá
trình bị thao túng). Các bình luận này đã thu hút các dòng đầu (trên báo), và
Prabowo đã cảm thấy cần làm rõ. Vào ngày 30 tháng Sáu, trước một cử tọa chủ yếu
gồm các nhà ngoại giao và nhà báo nước ngoài, Prabowo đã bác bỏ ý kiến rằng ông
là một nhà chuyên quyền. Nhưng về vấn đề bầu cử trực tiếp, ông đã tuyên bố lại
sự phản đối của ông, lần này dùng một lý lẽ khác: chúng quá tốn kém và phải
thay bằng một quá trình “rẻ hơn”.
Prabowo cũng đã thử áp dụng
các phương pháp cổ điển của chủ nghĩa độc đoán bầu cử để thắng cuộc đua với
Jokowi. Ông không chỉ đã dùng các bộ và các chính quyền địa phương dưới sự kiểm
soát của các đối tác liên minh của ông để huy động các cử tri, mà ông cũng
tuyên bố giả dối thắng lợi dựa trên việc đếm nhanh phiếu bị thao túng truyền đi
trên các đài TV ủng hộ Prabowo. Đếm nhanh được thiết kế một cách khoa học, đếm
(ở) các trạm bỏ phiếu được chọn, nếu được làm đúng, có thể dự đoán kết quả tổng
thể với mức chính xác cao cho mỗi cuộc bầu cử quốc gia ở Indonesia. Từ 2004 đếm
nhanh đã chính xác, và trong 2014 tất cả các đếm nhanh được tiến hành bởi các
viện thăm dò có uy tín cho thấy rằng, Jokowi đã thắng. Nhưng Prabowo đã sử dụng
bốn tổ chức hoặc được sở hữu hay được tài trợ bởi các liên minh của ông để “tạo
ra” các đếm nhanh chứng tỏ ông là kẻ thắng. Rồi sau đó, đội của ông đã thử can
thiệp vào việc đếm chính thức. Trong một số trường hợp, những người ủng hộ
Prabowo đã xoay xở để thay bằng tay các biểu mẫu ghi kết quả ở nhiều mức hành
chính. Căn cứ vào sự phổ biến của những sự thao tác như vậy trong các cuộc bầu
cử trước (kể cả các cuộc bầu cử Quốc hội tháng Tư), chiến dịch Prabowo đã có mọi
lý do để tin rằng công việc bằng tay của họ sẽ không bị phát hiện.
Jokowi, mặt khác, đã là
người tin mạnh vào các quá trình bầu cử cạnh tranh. Thực ra, ông có được sự
thăng tiến nhờ chúng. Không giống hầu hết các chính trị gia elite khác ở
Indonesia, sự nổi bật của Jokowi đã không xuất phát từ lai lịch quân đội, sự
giàu có cá nhân, hay các mối quan hệ quan liêu. Đúng hơn, chính là các thắng lợi
bầu cử của ông ở Solo và Jakarta đã đẩy ông lên tầm lỗi lạc quốc gia. Tuy bảo vệ
nền dân chủ bầu cử đã không là một cơ sở tường minh của chiến dịch của Jokowi,
ông đã công khai ủng hộ nó. Khi Prabowo hỏi Jokowi trong một tranh luận được
truyền hình, liệu ông có chia sẻ quan điểm rằng các cuộc bầu cử địa phương trực
tiếp là quá tốn kém và gây ra tham nhũng, Jokowi đã trả lời rằng các cuộc bầu cử
này là phần quan trọng của nền dân chủ Indonesia và phải được duy trì. Về mặt
chi phí, ông đề xuất tổ chức các cuộc bầu cử địa phương đồng thời hơn là riêng
lẻ, chấp nhận một gợi ý mà các chuyên gia bầu cử đã đưa ra từ lâu. Trong phỏng
vấn muộn hơn với báo chí nước ngoài, Jokowi cũng đã bác bỏ đề xuất của Prabowo
để bỏ các cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống qua việc quay lại Hiến pháp 1945.
Mỉa mai thay, chính sự
đe dọa trực tiếp của Prabowo đối với nền dân chủ bầu cử mà đã làm cho các cuộc
bầu cử Tổng thống 2014 minh bạch nhất trong lịch sử đất nước. Việc đếm phiếu
cho các cuộc bầu cử 2004 và 2009 đã được tiến hành chủ yếu trong các phiên kín
bởi các quan chức bầu cử, và bởi vì Yudhoyono đã thắng với chênh lệch rộng, sự
quan tâm đến một sự đếm chính xác đã là thấp. Việc đếm phiếu 2014, ngược lại,
đã bị xem xét kỹ lưỡng bởi báo chí và các công dân quan tâm. Trong một nước đi
chưa có tiền lệ, Ủy ban Bầu cử đã tải toàn bộ các biểu kê, từ tất cả các mức
hành chính, lên website của nó, cho phép bất kỳ ai kiểm tra xem liệu các con số
đã được ghi đúng và được báo cáo lên cấp tiếp theo hay không. Quan trọng nhất,
một mạng lưới của bảy trăm người tình nguyện độc lập (nhóm chính đã được biết đến
như “Bảo vệ bầu cử”) đã được thành lập để tạo ra một sự đếm phiếu song song
online, cộng các con số và cập nhật chúng đều đặn lên website của nó. Những người
tình nguyện này đã phơi bày ra hàng ngàn lỗi lầm của các quan chức bầu cử và
gây áp lực lên Ủy ban Bầu cử để sửa chúng. Như thế, nếu đội Prabowo đã có những
kế hoạch để thay đổi việc lập bảng chính thức, chúng bị cản trở bởi những cố gắng
phi thường của sự giám sát công dân.
Dân chủ Sống sót
Dù thách thức dân túy của
Prabowo đối với nền dân chủ Indonesia cuối cùng đã thất bại, nó đã nêu ra một số
câu hỏi đáng nghiên cứu học thuật sâu hơn. Cốt yếu nhất, ở mức độ nào các cử
tri Prabowo đã hiểu sự lựa chọn của họ như một lá phiếu chống lại hiện trạng
dân chủ? Prabowo đã lặp đi lặp lại gọi mình là một “nhà dân chủ,” cho rằng các
mưu toan để vẽ chân dung ông như một “nhà độc tài” đã có động cơ chính trị. Như
thế nhiều trong số những người ủng hộ ông có thể đã tin rằng Prabowo – bất chấp
đã dứt khoát kêu gọi một “đồng thuận mới” để thay thế hệ thống bầu cử trực tiếp
– sẽ không làm hại nền tảng của nền dân chủ. Những người khác có thể đã tin nền
dân chủ của Indonesia đủ mạnh để chịu được bất cứ mưu toan nào để sửa chữa nó.
Quả thực, quan điểm này đã được nói lên thường xuyên, cả ở Indonesia và nước
ngoài. Sự thất bại của Prabowo có nghĩa rằng chúng ta chỉ có thể suy đoán về
các hành động nào ông đã có thể làm với tư cách Tổng thống, và liệu bất cứ cuộc
tấn công nào lên nền dân chủ Indonesia có thể đã thành công hay không.
Trong bối cảnh này, là hữu
ích để ngó đến thành phần cử tri của Prabowo. Trong phần lớn nhiệm kỳ hai của
Yudhoyono, Prabowo đã có sự ủng hộ lõi khoảng 17 đến 20 phần trăm phiếu bầu. Có
thể cho rằng, các cử tri Prabowo “cứng” này đã ủng hộ hoàn bộ chương trình nghị
sự dân túy của ông: miêu tả về hệ thống hiện thời như không thể sửa chữa được;
tấn công các quốc gia nước ngoài khai thác tài nguyên thiên nhiên của
Indonesia; hình ảnh người quân phiệt mạnh tay của Prabowo; và nỗi luyến tiếc thời
đại Suharto. Nhưng, giữa tháng Ba và tháng Bảy 2014, Probowo đã thêm vào khoảng
27 đến 30 phần trăm cử tri như những người mới được tuyển vào cơ sở của ông. Những
người ủng hộ này tốt nhất có thể được mô tả như các cử tri “mềm” của Prabowo:
các công dân đã bị thất vọng bởi sự thất bại của Jokowi để đưa ra một cương
lĩnh rõ ràng hoặc những người đã nghĩ rằng Indonesia cần một nhà lãnh đạo cứng
rắn hơn Jokowi ăn nói nhỏ nhẹ. Không chắc rằng tất cả các cử tri này – một nhóm
chắc chắn bao gồm một số trong 83 phần trăm công dân hài lòng với nền dân chủ
Indonesia – đã nghĩ rằng họ đã quyết định bỏ nền dân chủ khi bỏ phiếu cho
Prabowo. Có thể cho rằng, một số trong những người ủng hộ “mềm” của Prabowo đã
chuyển sang ủng hộ Jokowi khi triển vọng của một nhiệm kỳ Prabowo làm Tổng thống
ngày càng trở nên hiện thực – số người ủng hộ Jokowi trong thăm dò dư luận đã
phục hồi 2 đến 3 phần trăm trong tuần cuối của chiến dịch.
Nền dân chủ Indonesia,
như thế, đã sống sót vì ba lý do chính. Thứ nhất, các điều kiện chính trị và
kinh tế chung đã không thích hợp cho một sự tiếp quản dân túy thành công: Bất
chấp sự bất mãn đáng kể, chính thể và nền kinh tế đã ổn định, và hầu hết nhân
dân đã hài lòng với cách chính phủ và hệ thống dân chủ vận hành. Lối nói khoa
trương cực đoan của Prabowo như thế đã cường điệu, gây khó chịu cho các cử tri
ôn hòa, nhất là phụ nữ. Thứ hai, Jokowi đã chào mời một phiên bản nhẹ hơn của
chủ nghĩa dân túy cho các cử tri mong mỏi sự thay đổi nào đó, nhưng không phải
thay đổi cơ bản. Với tư cách ứng viên Tổng thống có triển vọng thành công đầu
tiên trong lịch sử Indonesia không bắt nguồn từ elite quy ước của đất nước,
Jokowi đã thể hiện khát vọng của các cử tri thường để được cai trị bởi người của
chính họ. Vì thế, đa số cử tri Indonesia đã sẵn sàng lượng thứ cho Jokowi vì một
chiến dịch lờ đờ. Cuối cùng, đã có sự ủng hộ đủ mạnh cho các cuộc bầu cử với tư
cách nền tảng của nền dân chủ để làm hỏng các mưu toan của Prabowo nhằm hủy bỏ
và lừa đảo chúng. Bằng cách tạo ra các mạng lưới công dân để bảo vệ thắng lợi bầu
cử của Jokowi khỏi các mưu toan rành rành để thao túng, nền dân chủ Indonesia
đã hoàn thành quá trình bầu cử một cách thành công.
Tất cả tin tốt lành này,
tuy vậy, không được làm chúng ta sao nhãng không chú ý đến sự thực rằng các cử
tri hậu-Suharto đã suýt nữa chọn một Tổng thống hứa tiến hành thí nghiệm cực
đoan và nguy hiểm để khôi phục trật tự trước dân chủ của Indonesia. Nền dân chủ
Indonesia vẫn còn dễ bị tổn thương, và vẫn như vậy trong các năm sắp tới.
GHI CHÚ
1. Kenneth M. Roberts,
“Social Correlates of Party System Demise and Populist Resurgence in
Venezuela,”Latin American Politics and Society 45 (September 2003):
35–57.
2. Indikator Politik
Indonesia (IPI), “Hasil Exit Poll Pemilu Presiden RI 2014 Rabu, 9 Juli 2014,”
3. Vaishali Rastogi et ,
“Indonesia’s Rising Middle-Class and Affluent Consumers: Asia’s Next Big
Opportunity,” bcg.perspectives, 5 March 2013.
4. Marcus Mietzner,
“Indonesia: Democratic Consolidation and Stagnation Under Yudhoyono,
2004–2014,” trong William Case, , Handbook of Southeast Asian Politics (London:
Routledge, sắp ra).
5. World Bank, “Poverty
Headcount Ratio at $2 a Day (PPP) (% of Population),” d.,http://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.2DAY.
6. Simon Montlake, “Hashim
Djojohadikusumo Returns to Indonesia After a Post-Suharto Exile,” Forbes
Asia, 18 January
7. This information was
provided by IPI director Burhanuddin
8. “Ini Pernyataan
Prabowo Soal Nasionalisasi Aset dan Kembali ke UUD 1945,” Detik News,
7 May
9. “Prabowo Sebut
Indonesia Produk Barat yang Susah Diperbaiki,” Kompas, 29 June
10. IPI, “Hasil Exit
Poll Pemilu Presiden,” 21–22
11. Marcus Mietzner,
“Jokowi: Rise of a Polite Populist,” Inside Indonesia 116
(April– June 2014).
12. Saiful Mujani
Research and Consulting (SMRC), “Survei Nasional Pemilihan Presiden, 30 Juni–3
Juli 2014,” 13; and SMRC, “Koalisi untuk Calon Presiden, Elite Massa Pemilih
Partai, Temuan Survei: 20–24 April 2014,” 4 May 2014, 31.
13. Michele Ford and Tom
Pepinsky, , Beyond Oligarchy: Wealth, Power, and Contemporary
Indonesian Politics (Ithaca: Cornell University Southeast Asia Program
Publications, 2014).
14. Edward Aspinall,
“The Triumph of Capital? Class Politics and Indonesian Democ- ratisation,” Journal
of Contemporary Asia 43 (May 2013): 226–42.
15. Các số liệu của cải
của các ông trùm tư bản Indonesia đến từ các nguồn đa dạng, chủ yếu là các xếp
hạng giàu có được sử dụng rộng rãi (như Forbes) và các báo cáo của các úng viên
cho Ủy ban Bầu cử.
16. Indo Barometer,
“Aspirasi Publik Tentang Capres, Cawapres, dan Tiga Skenario 9 Juli 2014,” 34;
and Indo Barometer, “The Final Round: Siapakah Pemenang Pilpres 9 Juli 2014?”
17. Tác giả phỏng vấn,
Madiun, 28 June
18. Tác giả phỏng vấn,
Surabaya, 27 June
19. Xem website của Ủy
ban Bầu cử Quốc gia: kpu.go.id.
20. Steven Levitsky and
James Loxton, “Populism and Competitive Authoritarianism in the Andes,”Democratization 20
(January 2013): 107–36.
21. IPI, “Hasil Exit
Poll Pemilu Legislatif 2014,”
22. Andreas Schedler, Electoral
Authoritarianism: The Dynamics of Unfree Competition (Boulder, : Lynne
Rienner, 2006).
M.
M.
* How
Jokowi Won and Democracy Survied, Journal of Democracy, October
2014, Vol. 25, No. 4, pp. 111-125; người dịch Nguyễn Quang A
Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/33126