TS. Đỗ Kim
Thêm dịch
Sau khi trở
về Miến Điện vào năm 1988 Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Minh Quốc
Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) để đấu tranh chống
chế độ quân phiệt. NLD thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm
1990 nhưng bị các tướng lãnh phủ nhận kết quả. Từ đó, bà bị quản
thúc tại gia, sống cách biệt với gia đình tại Anh. Năm 1991 bà được giải Nobel
Hoà Bình nhưng không thể đi nhận giải, vì sợ sẽ bị cấm trở lại
Miến để tiếp tục đấu tranh. Hiện nay, nhờ Miến cải cách sâu rộng nên
bà được tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị quản thúc. Tháng 3 năm 2013 bà được
tái đắc cử vào chức vụ Chủ tịch NLD. Triển vọng NLD nắm
quyền và thay đổi chế độ quân phiệt vào cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 trở thành
hiện thực. Bà là biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Miến và trở thành
ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền
trên toàn thế giới.
Trong thời kỳ
bị quản thúc bà lý giải về bản chất và tầm quan trọng về cuộc đấu tranh của NLD
cho nền dân chủ Miến. Bà mô tả tình trạng mất tự do của dân Miến, thảo luận
về phương cách bảo vệ tự do, nêu cao vai trò đối kháng bất bạo động của
NLD và so sánh với những phong trào đấu tranh hiện nay tại các nước Trung Đông.
Bà xem nỗ lực đấu tranh của mình và các đảng viên NLD là một sự đam
mê có chọn lựa trong tự do, kể cả chiụ đựng. Bà kêu gọi người dám đối kháng hãy
sống trong sự thật, can đảm hành động không sợ hãi, sống tự do trong một đất
nước không tự do và giữ vững niềm tin để có ngày ước mơ biến thành sư thật. Tài
liệu này được thu thanh bí mật tại nhà, sau đó chuyển lén cho BBC
Luân Đôn và trở thành hai bài thuyết giảng trong chương trình The Reith
Lectures của BBC Radio 4 năm 2011.
Bảo vệ tự do
Được nói
chuyện với các bạn hôm nay qua làn sóng đài BBC có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt
dành cho tôi. Một lần nữa ý nghĩa của nó là tôi là người có tự do một cách
chính thức. Khi tôi là người đang mất tự do một cách chính thức – tôi muốn
nói là tôi đang bị quản thúc tại nhà, thì BBC nói chuyện với tôi và tôi nghe.
Nhưng việc nghe đài đem lại cho tôi một loại tự do: tự do vươn tới tâm
hồn người khác. Dĩ nhiên, đó không giống như một cuộc trao đổỉ riêng tư, nhưng
là hình thức của một cuộc tiếp xúc với con người. Tự do được tiếp xúc
với người khác mà bạn muốn chia sẻ ý nghĩ, hy vọng, nụ cười và kể cả lúc bạn tức
giận và căm phẩn, đó là một quyền mà không bao giờ được vi phạm. Dù tôi không
được trực tiếp đến với các bạn ngày hôm nay, nhưng tôi rất biết ơn vì
có cơ hội thực hiện được quyền tiếp xúc của mình để chia sẻ với các bạn về suy
nghĩ của tôi về tự do, nó có ý nghĩa gì đối với tôi và với người khác khắp
nơi thế giới, những người đang ở trong một tình trạng tệ hại mà tôi muốn gọi là
mất tự do.
Một cuốn tiểu
sử tự thuật mà tôi may mắn được đọc và có vẻ tiên tri, hoặc có
thể là cả hai, là cuốn Seven Years Solitary của một phụ nữ người
Hung. Tác giả theo một nhóm người trong cuộc nổi dậy của Đảng Cộng Sản
trong những năm đầu tiên của thập niên 1950. Lúc mới 13 tuổi tôi đã say mê sự
quyết tâm và khả năng thông minh giải quyết vấn đề của một người đàn bà đơn độc
nhưng giữ được tinh thần sắc bén không hề bị lung lạc qua thời gian,
khi sự tiếp xúc của bà chỉ với con người mà mối bận tâm hằng ngày của
họ là cố tìm cách làm lay chuyển bà.
Một trong những
nhu cầu cơ bản nhất mà những người đối kháng quyết định can thiệp và kiên trì với
công việc của mình là phải chuẩn bị một cuộc sống không có nhu cầu khác. Thực
ra, sống không nhu cầu là một phần quan trọng của cuộc đời người đối
kháng.
Loại người
nào mà họ đắn đo tự chọn con đường chịu sự tước đoạt này? Max Weber xác định
ba đặc tính quan trọng của người làm chính trị là đam mê, tinh thần trách nhiệm
và tinh thần tương đối. Ông giải thích đặc điểm đầu tiên là đam mê, đó là sự dâng
hiến cho chính nghĩa. Sự đam mê như thế có tầm quan trọng cho những người
dấn thân trước một loại nguy hiểm nhất trong chính trị: đối kháng
chính trị. Loại đam mê như thế phải là cốt yếu của từng người và mỗi người
quyết định, dù họ có tuyên bố hay không, là chịu sống trong một thế giới
cách biệt với đồng bào của mình, một thế giới bất trắc và không có luật lệ
thành văn. Đó là thế giới của đối kháng.
Không có những
dấu hiệu bên ngoài cho thấy là có những cư dân xa lạ của thế gian đối kháng này
có thể được biết đến. Bạn hãy đến trong bất cứ ngày làm việc nào
trong tuần trong trụ sở chính của NLD, một địa điểm khiêm tốn có dáng vẻ đổ nát
của một nơi ẩn trú dành cho một nhóm người nhiều chiụ đựng. Hơn thế, đôi khi
NLD được mô tả như một chuồng bò. Vì những nhận xét này luôn mang nhiều nụ cười
thiện cảm và thường là thán phục, chúng tôi không hề bị khó chiụ. Rốt cuộc, có
đúng không khi nói có một trong những phong trào gây ảnh hưởng nhất trên thế giới
đã bắt đầu từ trong một chuồng bò?
Trong văn
phòng xoàng xĩnh và chen chúc của chúng tôi, bạn tìm thấy những con người nhìn
rất bình dị. Một người luống tuổi với mái tóc không chải chuốt nhưng có vẻ nghệ
sĩ là một nhà báo lão luyện. Ông cũng là một nhà đối kháng cấp cao. Khi được
phóng thích sau 20 năm tù ông ta khởi công viết ngay một cuốn sách về những
kinh nghiệm thương đau có tựa là Is This A Human Hell?Ông ta luôn mặc
áo tù ngắn màu xanh để luôn ý thức rằng mình vẫn còn có hàng ngàn tù nhân
lương tâm ở Miến. Một người phụ nữ đeo kính, có vẻ ngăn nắp gọn gàng với khuôn
mặt không còn lo âu hay thất vọng là một bác sĩ đã sống 9 năm tù. Từ ngày được
thả cách đây 3 năm, bà tất bật với những đề án về xã hội và nhân đạo của Đảng
chúng tôi. Chúng tôi cũng có những cụ bà dịu dàng ở lứa tuổi 80. Họ đến làm việc
thường trực trong văn phòng chúng tôi từ năm 1997. Đó là một trong những năm
giông bão như „sóng thần Tsunami“, khi làn sóng đàn áp bắt đi nhiều thành viên
hoạt động cho dân chủ phải vào tù.
Tại một
trong các buổi họp của Đảng, tôi kêu gọi các bà, giới trẻ và các bậc phụ huynh
của người bị bắt đoàn kết với chính nghĩa của chúng tôi để cùng chứng tỏ cho giới
quân phiệt thấy chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh bại; những người còn đang tự
do sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối của những người mà tự do của họ đã bị tướt
đoạt. Những cụ bà đáng mến là những người can đảm tiếp tục theo con đường
này. Họ vẫn còn giữ vững đường lối với lòng kiên trì.
Bạn cũng sẽ
thấy trong văn phòng NLD chúng tôi có đủ nam và nữ giới mà người Miến gọi là ở
vào lứa tuối tốt đẹp nhất, điều này có nghĩa là họ ở vào lưá tuổi trên 40. Khi
họ gia nhập vào Phong Trào Dân Chủ, họ ở vào lưá tuổi trên hai mươi hay trẻ
hơn, khuôn mặt tinh anh và mắt sáng lóng lánh, say mê cho chính nghĩa. Bây giờ
thì họ trầm tĩnh, chín chắn, nhiều cương quyết hơn, đam mê của họ được tôi luyện
qua nhiều thử thách mà họ trải nghiệm. Bạn không nên hỏi họ nếu họ có từng vào
tù chưa, mà phải hỏi họ đã bị vào bao nhiêu lần.
Nhưng cũng
có những giới trẻ, nhưng không quá trẻ để trở thành người xa lạ với những cuộc
tra tấn và tù tội. Khuôn mặt của họ bừng sáng với niềm hy vọng, nhưng chín chắn,
thoát khỏi mọi ảo ảnh. Họ biết rõ là họ phải mình can thiệp vào việc gì. Họ
thách thức tương lai với ánh mắt sáng ngời. Vũ khí của họ là niềm tin; áo giáp
của họ là niềm đam mê , đó cũng là đam mê của chúng tôi. Nỗi đam mê này là gi?
Nguyên nhân nào khiến chúng tôi dâng hiến khi từ bỏ những tiện nghi của cuộc
sống thông thường? Tôi dựa vào định nghĩa của Vaclav Havel khi nói về công việc
chủ yếu của người đối kháng: chúng ta dâng hiến để bảo vệ quyền của các cá nhân
được sống đời tự do và chân thực. Nói cách khác, đam mê của chúng tôi là tự do.
Đam mê còn
có nghĩa là chịu đựng và tôi muốn khẳng định điều này trong khung cảnh chính trị
cũng như trong tôn giáo, nó bao hàm chịu đựng do chọn lựa: một quyết định có đắn
đo thích nắm lấy cơ hội hơn là để nó qua đi. Đó không phải là một quyết định dễ dàng,
vì chúng ta không hưởng thú đau thương, không phải là hạng người hưởng thụ do
thích bị hành xác. Bởi vì đó là giá trị cao cả mà chúng ta đặt ra trong mục
tiêu đam mê, chúng ta có thể chọn lưạ chiụ đựng, đôi khi là do chính
mình.
Tháng năm
2003 một đoàn xe của các đảng viên và cảm tình viên của NLD hộ tống tôi trong một
chuyến đi vận động tranh cử tại Dabayin, một tỉnh nhỏ Bắc Miến, chúng tôi bị
bao vây và tấn công bởi những kẻ vô danh mà được suy đoán là dưới sự điều động
của nhóm quân phiệt. Đến ngày nay không ai nghe tin gì về số phận của người tấn
công, nhưng chúng tôi, những nạn nhân đều bị bắt. Tôi bị giam trong tù(nhà tù nỗi
tiếng Insein và được (bị) giữ riêng, nhưng tôi phải thú nhận là được giữ chặt
chẽ(được đối xử tốt) trong một nhà nhỏ cách biệt với khu của các tù nhân
khác.
Một buổi
sáng khi tôi tập thể dục, để giữ cơ thể khỏe mạnh như có thể giữ được,
theo ý kiến của tôi, đó là một trong những bổn phận đầu tiên của một tù nhân
chính trị. Tôi tự nghĩ rằng mình không phải là mình. Tôi không còn có thể
giữ mình trầm tĩnh như thế này nữa. Tôi nằm cong người trên giường một cách yếu
đuối, lo nghĩ trong đầu về hoàn cảnh của những người cùng cảnh ngộ với tôi tại
Dabayin. Bao nhiêu người trong nhóm người này bị đánh đập tàn nhẫn? Bao nhiêu
người trong nhóm bị dẫn đi đến những nơi mà tôi không biết đi đâu? Bao nhiêu
người đã chết? Và những gì đã xãy ra đối với các thành viên khác của NLD? Tôi nằm
dài người với nỗi lo âu và bất trắc. Tôi không còn thấy là mình đang ở đây
nữa khi đang tập luyện nghiêm túc để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
Lúc ấy, tôi
không có nhớ lời thơ của Akhmatova: “Không, đó không phải là tôi. Đó là một
người nào khác chịu đựng. Tôi không bao giờ có thể đối đầu với điều này và tất
cả những gì xãy diễn.” Thời gian rất lâu sau đó khi tôi trở về nhà riêng, nhưng
chịu sự quản thúc, những lời tưởng niệm này lại đến với tôi. Trong phút giây hồi
tưởng tôi cảm thấy hầu như sức mạnh cơ thể làm nối kết mạnh mẽ chúng tôi, những
người chỉ có nội lực dồn lại khi chúng tôi chỉ đang cần sức mạnh và chịu đựng
là hơn cả.
Thi ca là một kết
hợp tuyệt vời mà không cần biết đến giới hạn của không gian hay thời gian. U
Win Tin, người mang chiếc áo tù, hướng về thi phẩm Invictus của
Henly để làm sống lại thời kỳ bị tra khảo mà ông chịu đựng. Thi phẩm này tạo
cảm hứng cho ba tôi và các người bạn đồng thời với ông trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập, thi ca dường như cũng đã gây hứng khởi cho những chiến sĩ chiến
đấu cho tự do trong những nơi khác vào những thời điểm khác. Đấu tranh và chịu
đựng, đầu dù đẩm máu nhưng không khuất phục và kể cả hy sinh tính mạng, tất
cả vì để giữ lấy tự do.
Tự do là gì
mà nó lại là nổi đam mê của chúng tôi? Những người đối kháng nồng nhiệt nhất của
chúng tôi không hề quan tâm đến các lý thuyết hàn lâm về tự do.
Nếu khi bị gạn
hỏi tự do có ý nghĩa gì đối với họ, thì hầu hết họ chỉ nhanh nhẩu đáp về một
danh sách các quan tâm thiết thân nhất với họ, thí dụ như là không còn tù nhân
chính trị nữa hoặc là sẽ có tự do ngôn luận, thông tin và hội họp, hoặc là
chúng tôi có thểchọn loại chính phủ nào mà chúng tôi muốn, hoặc đơn giản hơn, một
cách bao quát, chúng tôi muốn làm những gì mà chúng tôi muốn.
Việc này xem
như có vẻ ngây thơ, có lẽ ngây thơ một cách nguy hiểm, nhưng những tuyên bố như
thế phản ánh ý nghĩa tự do như là một cái gì đó cụ thể phải đạt được qua công
việc thực tế, không phải là khái niệm chỉ nắm bắt được bằng lập luận triết lý.
Cứ mỗi thời
kỳ quản thúc kéo dài kết thúc tôi được hỏi có cảm nghĩ gì về tự do, tôi trả lời
là không có gì là khác biệt bởi vì tinh thần của tôi luôn có tự do. Tôi thường
nói rõ là tự do nội tại là bắt nguồn từ một tiến trình hoà hợp với lương tâm của
con người. Isaiah Berlin cảnh báo chống lại những nguy hiểm của về sự giam hãm
của tự do.
Ông
nói: “Tự do tâm linh giống như chiến thắng tinh thần, nó phải được
phân biệt từ trong một ý nghĩa nền tảng hơn của tự do và thông thường hơn của
chiến thắng. Mặt khác, sẽ có nguy hiểm nhầm lẩn trong lý thuyết và biện luận về
đàn áp trong thực tế khi nhân danh cho tự do.“
Chắc chắn một
điều là có nguy hiểm khi chấp nhận tự do tâm linh thay thế thoả mãn hoàn toàn
cho tất cả mọi tự do khác thì có thể đưa tới thụ động và cam chịu. Nhưng ý
nghĩa nội tại của tự do có thể đẩy mạnh tạo ra động lực thiết thực cho những tự do
nền tảng hơn trong hình thức của nhân quyền và uy lực pháp quyền. Phật giáo dạy
rằng giải thoát tối hậu là buông bỏ tất cả mọi ham muốn. Vì thế mà có thể lập
luận là giáo lý của Đức Phật làm cản trở những phong trào dựa trên những mơ ước
về tự do trong hình thức của nhân quyền và cải cách chính trị. Tuy nhiên, khi
những vị sư tăng tuần hành vào năm 2007 trong tinh thần yêu chuộng điều thiện,
họ phản đối việc tăng giá nhiên liệu đắt đỏ gây tác haị làm tăng giá thực phẩm.
Họ sử dụng uy lực tinh thần làm thay đổi quyền căn bản con người về những
loại giá thực phẩm mà người ta có thể mua được.
Niềm tin về
tự do tinh thần không phải có nghĩa là vô cảm với những nhu cầu thiết thực về
những quyền căn bản và tự do, mà nói chung nó được xem là cần thiết cho con người
được sống như con người.
Nhân quyền
căn bản mà tôi xem trọng là thoát khỏi sợ hãi. Ngay từ khởi thuỷ của phong trào
dân chủ tại Miến chúng tôi phải khằng định với ý nghĩa bạc nhược nỗi sợ hãi
đang thâm nhập toàn xã hội. Du khách thăm Miến nhận ra ngay người Miến nhiệt
tình và hiếu khách. Đáng buồn hơn, họ nói thêm, nói chung, người Miến sợ thảo
luận các đề tài chính trị.
Sợ hãi là kẻ
thù đầu tiên mà chúng ta phải vượt qua khi chúng ta đề ra cuộc đấu tranh cho tự do
và thường sợ hãi còn lại cho đến chung cuộc. Nhưng thoát khỏi sợ hãi không
thể nào kết thúc. Nó chỉ đủ để giúp cho chúng ta có thể được tiếp tục, và
tiếp tục mặc dù sợ hãi đòi hỏi can đảm tột bực.
„Không, tôi
không sợ. Sau nhiều năm hít thở trong những đêm tù ngục, tôi muốn trốn
thoát vào trong sự buồn thảm mà không có tên gọi. Điều này không
đúng. Tôi sợ, bạn thân yêu, nhưng bạn hãy nhìn nó dù bạn không nhận ra.“
Lòng dũng cảm
thể hiện qua những vần thơ của Ratushinshaya là cách sống hằng ngày của người đối
kháng. Họ ra vẻ không sợ khi làm nhiệm vụ và không thấy các chiến hữu của
mình cũng lộ vẻ như thế. Đó không phải là đạo đức giả mà là can đảm được lập đi
lập lại trong hằng ngày và trong từng thời điểm có ý thức. Đó là cách tự
do phải được chiến đấu cho đến khi nào chúng ta có quyền thoát khỏi sợ hãi
do tàn bạo và bất công áp đặt.
Akhmatova và
Ratushinskaya là người Liên Xô. Henley là người Anh. Nhưng đấu tranh để sinh
tồn dưới đàn áp và đam mê làm chủ đưọc vận mệnh và tự lèo lái cho tâm hồn là điểm
chung cho mọi chủng tộc.
Khát vọng
chung của con người được tự do làm chúng tôi hiểu rõ hơn với những biến
chuyển sôi động tại Trung Đông.
Cũng như các
dân tộc ở các nơi khác, người Miến cũng háo hức bởi những biến động này. Mối
quan tâm của chúng tôi càng đặc biệt sâu xa hơn vì có tương đồng đáng kể
giữa cách mạng tháng 12 năm 2010 tại Tunisia và cuộc nỗi dậy của
chúng tôi vào năm 1988. Cả hai cùng khởi đầu vào thời điểm dường như có những
biến động nhỏ không quan trọng.
Một người
bán trái cây tại một tỉnh của Tunisia, vô danh trong một thế giới rộng lớn, đã
tạo ra một cuộc chống đối không thể nào quên được về tầm quan trọng của quyền
căn bản con người. Một người bình dị chứng tỏ cho thế giới thấy đối với ông ta
quyền có nhân phẩm còn quan trọng hơn là mạng sống. Điều này làm bộc phát một
cuộc các mạng toàn diện. Tại Miến, tranh cải trong một tiệm trà tại Rangoon giữa
những sinh viên và người địa phương được cảnh sát xử lý mà những sinh viên coi
chuyện này là bất công. Điều này đưa đến nhiều biểu tình mà kết cuộc là sinh
viên Phone Maw thiệt mạng. Nó làm ngọn lửa cho các cuộc biểu tình bùng lên mà cả
nước chống lại chế độ độc tài của Đảng Chương Trình XHCN Miến.
Một người bạn
nói rằng đây là tình trạng giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Việc thể hiện
này cho thấy gánh nặng đến mức độ không còn chiụ đựng được và sự sụp đổ thực ra
là vì không ai còn tiếp tục chịu đàn áp.
Ở Tunis và
Miến cái chết của hai người trẻ là một tấm gương cho người ta thấy gánh nặng về
bất công và đàn áp mà họ không thể chịu đựng được nữa. Một chuyện tự nhiên
là giới trẻ khao khát tự do. Mơ ước mở rộng đôi cánh vừa mới trưởng thành càng
mạnh càng tốt, đó thuộc về bản năng. Điều này không làm cho chúng tôi ngạc
nhiên khi tại Miến giới trẻ là đạo quân tiền phong ủng hộcách mạng
Tunisia. Cũng không thể ngạc nhiên khi giới trẻ hát nhạc Rap bình dân là nổi bật
trong số những người đòi hỏi được phép quyết định về cuộc đời mình.
Tại Miến
ngày nay giới trẻ chơi nhạc Rap là thành phần cốt cán của phong trào Thởi Đại Đợt
Sóng Mới, một tổ chức không chính thức nhưng lại cống hiến nhiệt tình
cho dân chủ và nhân quyền. Một số người trong bọn họ đã bị cầm tù trong cuộc
cách mạng của các sư tăng. Hiện nay còn khoảng 15 người trong nhóm này vẫn còn
bị giam giử. Chính quyền Miến, giống như chính quyền Tunisia đã bị hạ bệ, không
được giới trẻ sống cuồng nhiệt và bình dị yêu chuộng.
Họ nhìn giới
trẻ này như là mối đe doạ cho trật tự mà họ muốn áp đặt trên đất nước. Đối với
người tin vào tự do, giới trẻ chơi nhạc Rap này biểu hiện cho một tương lai
không ràng buộc vào định kiến, luật lệ độc tài, áp chế và bất công.
Những điểm
tương đồng giữa Tunisia và Miến là họ nối kết được người dân trên toàn thế giới
khao khát cho tự do. Họ cũng có những điểm dị biệt vì là kết quả của hai cuộc
cách mạng khác nhau. Điểm dị biệt đầu tiên là trong khi quân đội Tunisia không
bắn vào dân chúng thì quân đội Miến lại làm. Điểm thứ nhì là trong trường kỳ và
có lẽ quan trọng hơn là cách mạng Tunisia tận dụng được những lợi thế của cách
mạng truyền thông.
Đó không phải
vì truyền thông chỉ đem lại khả năng cho dân Tunisia tổ chức và phối hợp
phong trào tốt hơn. Nó làm cho sự quan tâm của thế giới về họ mạnh mẽ hơn.
Không phải chỉ một thiệt mạng mà cứ mỗi một tổn thương nào cũng được thế giới
biết đến chỉ trong một vài phút. Ngày nay tại Libya, Syria và Yemen những cuộc
cách mạng thông báo cho thế giới biết được những tàn bạo của những kẻ đương quyền.
Hình ảnh của một đứa trẻ 13 tuổi bị tra tấn cho đến chết tại Syria gây
công phẩn mà các nhà lãnh đạo thế giới phải lên tiếng kết án. Truyền thông có
nghĩa là tiếp xúc và trong bối cảnh các cuộc cách mạng Trung Đông nó có nghĩa
là tiếp xúc tự do.
Chúng tôi có
ganh tị với người dân ở Tunisa hay Ai Cập không? Có, chúng tôi ganh tị vì họ có
những cuộc chuyển hoá nhanh chóng và an hoà. Nhưng ngoài sự ganh tị này là
tinh thần đoàn kết và kết ước mới mẻ cho chính nghĩa chúng ta, chính nghiã của
mọi người nam nữ cùng đề cao giá trị nhân phẩm con người và tự do trong
tìm kiếm tự do, chúng ta học thế nào để được tự do. Đó là điều mà Vaclav
Havel nói tới trong tác phẩm Living in Truth. Chúng tôi khởi đầu bổn
phận của mình thoát thai từ ý muốn tự do của chính chúng tôi, mặc dù những nguy
hiểm cố hữu trong cố gắng sống như một người tự do trong một đất nước
không tự do. Chúng tôi hành sử tự do chọn lựa bằng cách chọn lựa hành động
những gì mà chúng tôi coi là đúng đắn, ngay cả khi việc chọn lựa này làm bớt
đi các tự do khác, vì chúng tôi tin rằng tự do sinh ra nhiều tự do khác.
Các cụ bà và
giới trẻ đến làm việc không lương tại văn phòng chính của NLD đang hành sử quyền
chọn lựa con đường gian truân cho tự do.
Khi tôi nói
chuyện với các bạn, tôi đang hành sử quyền tự do thông đạt và thực ra tôi
đang hành sử quyền làm cho tôi cảm thấy mình là một người có tự do nhiều
hơn.
Đối kháng là
thiên chức phù hợp với quan điểm của Weber khi ông coi chính trị như là
thiên chức. Chúng tôi dấn thân cho đối kháng vì nhân danh tự do và chúng
tôi chuẩn bị thử nghiệm liên tục với đam mê, trong tinh thần trách nhiệm và ý
nghĩa tương đối nhằm đạt tới những gì mà một số người cho là điều bất khả.
Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu với đôi mắt rộng mở để biến giấc mơ của chúng
tôi về tự do thành hiện thực.
Tôi xin được
kết thúc bài nói chuyện này với những vần thơ của Kipling mà tôi yêu thích. Tôi
xin cám ơn Tim Garton Ash đã trích dẫn đoạn này cho tôi. “I´d not give room
for an Emperor. I’ d hold my road for a King. To the Triple Crown. I’d not bow
down – but this is a different thing. I’ ll not fight with the Powers of
Air – sentry, pass him through! Drawbridge let fall – He is the lord
of us all – The Dreamer whose dream came true.”
Trước Đế Vương tôi nào đâu nhường bước
Nhưng sẳn lòng để mở lối cho Quân Vương
Đời lắm lợi danh: tôi luôn mãi xem thường
Nhưng đến lúc thế thời đã khác
Tôi không chống với quyền năng của quỷ
Khi cửa thành lính gác đã làm ngơ
Chiếc cầu treo đã buông xuống tự bao giờ
“Với tất cả đây là ngôi của Chúa
Là hiện hình thật sự của giấc mơ”
Nhưng sẳn lòng để mở lối cho Quân Vương
Đời lắm lợi danh: tôi luôn mãi xem thường
Nhưng đến lúc thế thời đã khác
Tôi không chống với quyền năng của quỷ
Khi cửa thành lính gác đã làm ngơ
Chiếc cầu treo đã buông xuống tự bao giờ
“Với tất cả đây là ngôi của Chúa
Là hiện hình thật sự của giấc mơ”
(Lê Cao Bằng & Đỗ Kim Thêm dịch
Rudyard Kipling: “The Fairies’ Siege” — Giấc Mơ Ám Ảnh)
Rudyard Kipling: “The Fairies’ Siege” — Giấc Mơ Ám Ảnh)
Vai Trò Của
Đối Kháng
Khi đồng ý
tham dự vào chương trình thuyết giảng The Reith tôi có nhiều lo âu, điều này dựa
trên mơ ước đơn thuần là muốn khám phá xem chúng tôi là ai. Khi tôi nói
„chúng tôi“, tôi muốn đề cập tới NLD cũng như những nhóm và cá nhân
khác đang dấn thân tranh đấu cho dân chủ tại Miến.
Chúng tôi đã
dấn thân tranh đấu cho dân chủ từ hơn 20 năm qua. Các bạn có thể nghĩ chúng tôi
phải biết chúng tôi là ai. Vâng, chúng tôi biết chúng tôi là ai, nhưng chỉ đến
một vài điểm nào đó thội. Điều này cũng đủ để nói là chúng tôi là những thành
viên của một đảng đặc biệt như NLD hoặc là tổ chức, nhưng đi xa hơn thế nữa thì
có những điều không rõ rang.
Tôi nhận thức
sâu sắc về điều này từ khi tôi được trả tự do từ sau lần quản thúc thứ ba vào
tháng 11 rồi. Có lẽ tôi phải giải thích. Đủ chuyện xãy ra trong khi tôi bị quản
thúc, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Hai biến cố đáng kể nhất,
tôi cố nói đây là chuyện không may – chuyện xãy ra tại Miến là trưng cầu dân ý
vào năm 2008, theo sau là cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 vừa rồi. Trưng cầu
dân ý chỉ nên xem như là trò để trình diễn – hay ít nhất giới quân phiệt Miến
hy vọng trình diễn như vậy – là hơn 90 phần trăm cử tri ủng hộ cho một hiến
pháp mới; một hiến pháp tạo cho quân đội có quyền nắm tất cả mọi quyền lực của
chính phủ bất cứ lúc nào mà họ thấy cần thiết để đem lại điều tốt đẹp cho đất
nước. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau gần 20 năm có nghĩa là làm những gì phù hợp
với mà những tuớng lãnh gọi một cách phi lý là một „lộ trình cho một nền
dân chủ có kỷ luật“ cuả họ
Vần đề xãy
ra khi lộ trình khởi diễn phức tạp hơn. Muốn tham gia những cuộc bầu cử này,
các đảng chính trị mới phải đăng ký với Uỷ Ban Bầu Cử cùng với những đảng khác
mà trước đó đã đăng ký kể từ năm 1988. Những đảng này phải bảo vệ hiến
pháp đã được soạn thảo hai năm trước đó. Đảng phải loại trừ các đảng viên còn ở
trong tù, kể cả những người đang kháng án. Việc này họ kể cả luôn tôi, tôi sẽ bị
loại ra khỏi Đảng nếu NLD muốn đăng ký. Thay vì thế, Đảng chọn lựa tiếp tục giữ
quyền duy trì như là một đảng chính trị theo luật tòa án, mặc dù chúng tôi ý thức
sâu xa là không có một nền tư pháp độc lập tại Miến.
Khi tôi
không còn bị quản thúc năm vừa qua, chỉ vài ngày sau bầu cử, tôi phải đối diện
với hàng loạt các vấn đề. Hai vấn đề xãy đến thường xuyên nhất, đầu tiên là NLD
có trở thành một tổ chức vi phạm pháp luật không? Thứ hai tôi thấy như thế nào
về vai trò của Đảng hiện nay, Đảng có đối kháng công khai khi mà không có kể đến
chúng tôi. Thay vào đó, có một số Đảng mà các đại biểunày chiếm ít hơn 15 phần
trăm số ghế trong Quốc Hội Miến.
Câu hỏi đầu
tiên rất dễ trả lời, chúng tôi không phải là một tổ chức vi phạm luật
pháp vì chúng tôi không phạm vào những điều khoản về luật tổ chức phạm
pháp. Thứ hai, nếu nhìn về vai trò của Đảng, thì có nhiều khó khăn hơn, vị thế
của NLD khá mơ hồ từcuộc bầu cử 1990 khi chúng tôi thắng 4/5 số phiếu và gây chấn
động cho Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia (The State Law
and Order Restoration Council), một tên gọi chính thức cho chế độ quân phiệt Miến.
Thời gian sống trong chế độ quân phiệt tạo ra nhiều thuật ngữ theo kiểu gọi của
Orwell.
Có nhiều nước
mà các cuộc bầu cử gian lận hoặc kết quả gây tranh cải hay phủ nhận, nhưng ở Miến
là một nơi chỉ có một chuyện là kết quả bầu cử được công khai công nhận trong
công báo và sau đó không tạo ra một cái gì hết. Không có gì xãy ra đem lại vai
trò thực sư cho đảng thắng cử hay các đaị biểu được tuyển cử mặc dù có các hứa
hẹn trước đó của lãnh đạo quân phiệt là trách nhiệm của chính phủ sẽ giao cho
người thắng cử khi bầu cử kết thúc và quân đội sẽ âm thầm trở về doanh trại.
Kết quả nổi
bật nhất của những cuộc bầu cử vào năm 1990 là đàn áp có hệ thống tất cả các đảng
và tổ chức, chính thức hay không chính thức, cũng như những cá nhân kiên gan
đòi hỏi cho dân tộc Miến được thực thi ước muốn một nền cai trị dân chủ.
Chúng tôi đã
thắng, nhưng cuộc bầu cử năm 1990 báo trước sự khởi đầu của những năm khó khăn
của NLD. Đảng nỗ lực kiên quyết để mình tự sống còn, và nhất là không bị đánh bại.
Đối với giới quan sát, Đảng bắt đầu hấp hối chỉ đúng vào năm trước khi chủ
tịch Đảng U Tin Oo và những nhân vật chủ chốt của Phong Trào Dân Chủ bị cầm tù
và tôi bị quản thúc tại gia.
Khi U Tin Oo
và tôi được trả tự do 6 năm sau, chúng tôi thấy một vài trong số những nhà hoạt
đông có hiệu năng nhất của chúng tôi vẫn còn bị giam, đi tị nạn hay chết. Một số
khác sức khoẻ bị suy sụp do kết quả của những năm khắc nghiệt nơi lao tù
mà họ không được trợ cấp thuốc men tối thiểu. Phần lớn các văn phòng của
chúng tôi bị buộc phải đóng cửa. Mọi sinh hoạt của chúng tôi bị cắt giảm trầm
trọng bởi đủ loại luật lệ, và mọi chuyển động của chúng tôi đều bị Công An khắp
nơi giám sát chặt chẻ.
Công An có
thể kéo bất cứ ai của chúng tôi đi bất cứ lúc nào – họ thích làm lúc đêm khuya
thanh vắng hơn – với bất cứ cáo giác nào mà họ thích. Giữa những khủng bố
liên tục chúng tôi vẫn là một đảng chính trị chính thức, không giống như ngày
nay, và chúng tôi được xem như một đảng đối kháng. Chúng tôi ở vị thế đối
kháng, nhưng không phải đối kháng chính thức. Chúng tôi có nên chấp nhận mình
là đối kháng không? Rốt cuộc, thì chúng tôi chống chính phủ, bất kể
chính phủ có chính thống hay không.
Năm 1997, Hội
Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia (the State Law and Order
Restoration Council, SLORC), đổi tên thành Hội Đồng Phát Triển và Hoà Bình Quốc
Gia, (the State Peace and Development Council, SPDC). Nhưng có phải vì các thầy
bói toán khuyên nên đổi tên như thế là cần thiết để tránh khả năng thay đổi chế
độ hoặc vì giới quân phiệt quá mệt mỏi với những chuyện đàm tiếu do cụm từ thu
ngắn của SLORC thoáng mùi không thoải mái cũng như một tổ chức giả tạo của
SMASH hay không thì chúng tôi không hề biết. Lời giải thích chính thức là tên mới
chỉ rõ là đã đến lúc giới quân phiệt nên thay đổi cho nhiều chuyện lớn
lao và tốt đẹp hơn khi họ thành công trong ý định công khai thiết lập luật pháp
và trật tự. Nên nhận ra rằng khi người Miến nói về luật pháp và trật tự một
cách văn vẻ thì nên hiểu đó là bất động, luồn cúi, bị đè bẹp và đánh bại, điều
này không xa sự thật.
Khi chế độ
nói về luật pháp và trật tự đó là tình trạng mà chúng tôi chống đối triệt để: một
đất nước của người dân thụ động, luồn cúi, bị đè bẹp và đánh bại, đó là những
phản đề những gì mà chúng tôi đang cố gắng vượt qua. Đường lối của NLD bắt
đầu thể hiện rõ hơn khi chúng tôi đối đầu những thách thức của cuộc đấu tranh sống
còn như là một thực thể chính trị dưới độc tài quân sự.
Chúng tôi
tìm những ý tưởng và cảm hứng từ trong văn hoá và lịch sử của chúng tôi,
trong những cuộc đấu tranh cho những thay đổi cách mạng nơi những quốc gia
khác, trong những tư tưởng của các triết gia và những ý kiến của giới quan sát
và giới trí thức, lời lẽ của giới phê bình, lời khuyên của những người hổ trợ
và những người bạn. Chúng tôi phải tìm đuờng lối và phương tiện hoạt động một
cách hữu hiệu có thể được trong phạm vi mà giới quân phiệt đặt ra cho
chúng tôi, trong khi đồng thời chúng tôi cũng tìm cách mở rộng khả năng.
Chắc chắn một điều là chúng tôi không thể thực hiện những chức năng mà người
ta có thể kỳ vọng nơi một đảng đối lập trong điều kiện thông thường.
Khi đàn áp
càng gia tăng, những người của chúng tôi thuộc NLD cảm thấy bản chất chủ yếu của
chúng tôi càng ngày càng xa rờivới bản chất đối kháng theo truyền thống. Chúng
tôi công nhận rằng khi một đảng chính trị có được hậu thuẩn mạnh mẽ nhất,
trong nước và hải ngoại, cùng với sự công nhận như thế chúng tôi mang thêm gánh
nặng trách nhiệm. Nhưng chúng tôi không hưởng một đặc quyền nào dành riêng cho
đảng khi dân chủ và quyền căn bản của một tổ chức chính trị
chính thống đang được hoạt động. Chúng tôi đồng ý ít nhiều vào thế đối
kháng.
Một trong
các bài diễn văn công khai của tôi soạn trong năm 1988, tôi có đề nghị
là chúng ta khởi động một cuộc đấu tranh lần thứ hai cho độc lập. Lần
thứ nhất giữa thế kỷ trước, đã mang lại độc lập cho chúng tôi từ cai
trị của thuộc điạ. Lần thứ hai, chúng ta hy vọng sẽ mang lại tự do từ độc
tài quân phiệt.
Những sinh
viên đóng vai trò chủ chốt khi họ nỗi dậy trong các cuộc biểu tình năm
1988 gợi lại những hình ảnh lan rộng cả nước cùng những cuộc biểu tình cho
độc lập trong những năm của thập niên 1930. Một số trong những sinh viên trong
thời quá khứ đã trở thành những biểu tượng hàng đầu quốc gia và phục vụ
như những thành viên của chính phủ trong thời kỳ hậu độc lập hoặc là những nhà
lãnh đạo đảng cho đến khi họ bị buộc phải rời khỏi chính trường sau chính biến
quân sự năm 1962. Một vài chiến sĩ trong thời kỳ dành độc lập đã nhanh chóng
tham gia phong trào dân chủ kết hợp cuộc đấu tranh mới với cuộc đấu tranh trước
kia.
Có nhiều
khác biệt giữa hai cuộc đấu tranh mà hiển nhiên nhất là trong khi các bậc cha mẹ
của chúng tôi đấu tranh chống ngoại xâm, còn chúng tôi dấn thân chống những người
đối nghịch mình mà họ cùng có cùng đất nước, chủng tộc, màu da và tôn giáo. Sự
khác biệt rất chủ yếu cho dù ít được công nhận như vậy, đó là trong khi chính
phủ thuộc điạ là độc tài, nhưng đáng nói nhất là lại ít độc tài hơn chính quyền
quân phiệt từ khi họ nắm quyền vào năm 1988.
Một nhà văn
nổi danh từng tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập khi còn
là sinh viên trẻ và dấn thân đấu tranh bí mật kháng chiến trong thời Nhật
chiếm đóng, nói với tôi vào năm 1989 là bà nghĩ rằng những thách thức mà chúng
ta đối đầu khó khăn hơn những gì mà bà và các bạn đồng thời đã đấu tranh trước
đây. Trước và sau Đệ Nhị Thế chiến uy lực pháp quyền đã bảo vệ cho những phong
trào đấu tranh độc lập thoát khỏi những biện pháp hà khắc của chính quyền Anh.
Khi chiến tranh và quân Nhật xâm chiếm đất nước, sự hiện diện của quân đội
Miến mới được thành lập do ba tôi chỉ huy, hành sử như trái độn giữa kháng
chiến và những phần tử xâú xa nhất của các lực lượng chiếm đóng. Chúng tôi
có thể tìm những nguồn cảm hứng từ trong chiến thắng của các bậc tiền
nhân của chúng tôi, nhưng không thể tự giới hạn mình trong lịch sử riêng của
chúng tôi, trong việc tìm kiếm những ý tưởng và chiến thuật có thể giúp cho cuộc
đấu tranh của chúng tôi. Chúng tôi phải vượt qua giới hạn kinh nghiệm thời thuộc
điạ.
Trong khi chế
độ thích còn ràng buộc vào quá khứ, cáo buộc chủ nghĩa thực dân về tất
cả mọi xấu xa của đất nước và làm ô danh chúng tôi khi cho rằng NLD và các cảm
tình viên là người theo chủ nghĩa thực dân mới. Tìm trong thế giới để bắt chước ý
tưởng và cảm hứng, một điều tự nhiên là chúng ta phải quan tâm hướng về người bạn
láng giềng Ấn Độ. Chúng ta tìm xem chiến thuật và chiến lựợc của Phong Trào Độc
Lập Ấn Độ và các tư tưởng và các triết lý của các nhà lãnh đạo, để tìm kiến
những gì liên quan và hữu ích.
Giáo huấn của
Gandhi về đấu tranh dân sự bất bạo đông và phương cách đưa lý thuyết của ông
vào thực tế đã trở thành cẩm nang hành động cho những ai muốn thay đổi chế độ độc
tài qua những phương tiện hiếu hoà. Tôi bị cuốn hút bởi đường lối bất bạo
động không phải vì lý do đạo đức như một vài người tin tưởng, mà chỉ tin vào những
lý do chính trị thực tiển.
Hai vấn đề
không hoàn toàn giống nhau khi những phương cách mơ hồ hay thực dụng hoặc tổng
hợp bất bạo đông đã được gán cho là lý tưởng chính trị của Gandhi hay nhân
quyền của Martin Luther King. Việc này chỉ đơn giản dựa vào niềm tin của tôi là
chúng ta chấm dứt truyền thống thay đổi chế độ bằng bạo lực, một truyền thống
đã trở thành nghiêm trọng của chính trị Miến.
Khi quân đội
đè bep những cuộc nổi dây vào năm 1988 bằng cách bắn vào các người biểu tình
không vũ trang mà không phân biệt hay hạn chế, hàng trăm sinh viên và các nhà
hoạt đông khác chạy qua bên kia biên giới Thái Lan. Một số tin rằng người sống
bằng súng đạn phải bị đánh bại bằng súng đạn, họ quyết định thành lập vũ trang
cho sinh viên để đấu tranh cho dân chủ.
Tôi không
bao giờ kết án và sẽ không bao giờ kết án đường lối mà họ chọn lựa bởi vì
có đủ nguyên nhân cho họ kết luận con đường duy nhất để thoát khỏi chế độ đàn
áp là con đường đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên cá nhân tôi từ bỏ con đường này bởi
vì tôi không tin lối đấu tranh này sẽ dẫn đất nước đến nơi mà tôi mơ ước.
Những người
cầm súng để tự giải phóng mình thoát khỏi đàn áp bất công thấy rằng mình là chiến
sĩ cho tự do. Họ có thể tiếp tục chiến đấu cho cả nước hay toàn dân tộc, nhân
danh lòng ái quốc hay ý thức hệ hoặc cho một đoàn thể tôn giáo, sắc tộc
hay chủng tộc đặc biệt nhân danh công bình và nhân quyền. Họ đang chiến đấu cho
tự do.
Khi không cần vũ
khí thì các nhà đấu tranh dường như đã trở thành một tên chung để ám chỉ cho những
người đang chiến đấu cho một chính nghĩa chính trị: những nhà đấu tranh cho dân
quyền, những nhà đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, những nhà đấu tranh cho
nhân quyền, những nhà đấu tranh cho dân chủ. Có phải chúng ta thuộc về hai
hình thức phân loại chót không, vì chúng ta kiên trì cổ vũ cho nhân quyền và
dân chủ? Khi nói rằng những người trong chúng ta tại Miến đang tham gia vào
phong trào dân chủ là những người đấu tranh cho dân chủ, điều này có thể chính
xác, nhưng đây là một lối mô tả quá hạn hẹp để phản ánh đầy đủ bản chất chủ yếu
cuộc đấu tranh của chúng ta.
Một học gỉả
khi so sánh Indonesia dưới thời Tổng Thống Suharto với Miến Điện dưới thời quân
phiệt đã viết rằng nói chung trường hợp quân đội Miến đã khuynh đảo chống lại
chính trị dân sự. Trong chiều hướng quan sát đầy sáng suốt này, có thể suy
luận rằng sứ mệnh của NLD không chỉ đơn thuần dấn thân cho các hoạt đông
chính trị nhưng còn phục hồi toàn bộ cấu trúc xã hội chúng tôi để toàn thể người
dân được bảo vệ có môi trường sống hợp pháp.
Chúng tôi
không chỉ làm một việc đơn thuần thay chính phủ này bằng một chính phủ khác mà
xem nó như công việc chủ yếu của một đảng đối kháng. Chúng tôi không chỉ đơn
thuần khuấy động cho những sự thay đổi đặc biệt trong một hệ thống mà người ta
có thể kỳ vọng nơi các nhà đấu tranh. Chúng tôi làm việc và sống cho chính
nghiã mà nó là tổng hợp những khát vọng của chúng tôi cho dân tộc. Chung cục
thì khát vọng này không hoàn toàn khác biệt với các khát vọng của các dân tộc
khác.
Dù có những
nỗ lực quá ngặt nghèo của chế độ quân phiệt nhằm cách ly chúng tôi với thế
giới, chúng tôi không hề cảm thấy cô độc trong cuộc chiến tranh của chúng tôi.
Chúng tôi không bao giờ cảm thấy cô độc vì cuộc đấu tranh chống chế độ (độc)
tài và đàn áp lan rộng trong toàn thể thế giới con người, vượt qua mọi
biên giới chính trị và văn hoá.
Trong những
năm tôi bị quản thúc tại nhà đài phát thanh là một sự nối kết của tôi với
thế giới bên ngoài, tạo cho tôi dễ tiếp cận tới thế giới xa xăm cũng như tạo
danh tiếng cho con đường tranh đấu của tôi. Chính nhờ có đài phát thanh mà tôi
nghe được những hoạt động của NLD trong các vùng phụ cận của tôi, chính nhờ đài
mà tôi biết được sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, khối Liên Xô, những
phong trào thay đổi hiến pháp tại Chí Lợi, những tiến bộ về dân chủ hoá tại Nam
Hàn, sự hủy bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Những cuốn sách mà tôi
liên tục nhận từ gia đình tôi có cả những tác phẩm của Vaclav Havel, hồi ký của
Zakharov, tiểu sử của Nelson và Winnie Mandela, sáng tác của Timony Garton Ash.
Châu Âu, Nam Phi, Nam Mỹ, châu Á bất cứ nơi nào mà các dân tộc nào kêu gọi công
lý và tự do, ở đó có thân hữu và đồng minh của chúng tôi.
Khi tôi hết
bị quản thúc tại nhà, tôi tận dụng mọi cơ hội để nói cho đồng bào tôi nghe về can
đảm và chịu đựng của người dân đen Nam Phi, về sống trong chân lý, về quyền lực
của những người cô thế, về những bài học mà chúng ta có thể học được từ những
con người mà đấu tranh của họ là cuộc đời của họ và cuộc đời của họ là đấu
tranh.
Có lẽ bởi vì
tôi thường nói về phong trào đấu tranh dân chủ của Đông Âu, tôi bắt đầu tự mô tả
mình như là một nhà đối kháng. Thoạt đầu, Vaclav Havel dường như có vẻ không có
thiện cảm với từ “đối kháng”, vì nó do các nhà báo phương Tây áp đặt cho ông và
những phong trào đấu tranh nhân quyền tại Czechoslovakia. Ông phải tiếp tục giải
thích cặn kẽ những ý nghĩa đặt cho người đối kháng và phong trào đối kháng
trong một bối cảnh của những gì đang xảy ra trên đất nước của ông. Ông kiên quyết rằng
công việc chính của phong trào đối kháng là phục vụ chân lý – đó chính là phục
vụ mục tiêu đích thực của cuộc đời – và những nỗ lực này phải phát triển để bảo
vệ cá nhân và các quyền luật đinh về một cuộc đời tự do và chân thật. Đó chính
là bảo vệ nhân quyền và đấu tranh để thấy được các quyền này được tôn trọng.
Việc này dường
như mô tả đầy đủ những gì mà NLD đã làm trong những năm qua và chúng tôi rất
hạnh phúc khi chấp nhận rằng chúng tôi là những nhà đối kháng. Việc nhà cầm quyền
cứu xét quy chế chính thức của đảng chúng tôi là vấn đề nhỏ, bởi vỉ công
việc chủ yếu của chúng tôi như là những nhà đối kháng và mục tiêu đối
kháng của chúng tôi vẫn còn tồn tại qua thời gian.
Nguồn:http://www.vietthuc.org/aung-san-suu-kyi-bao-ve-tu-do-va-vai-tro-cua-doi-khang/