Slide về
truyền thống Khế ước xã hội
Slide về Khai sáng số 2
Đây là slide
khác về Thời kì Khai sáng ở Châu âu, hi vọng có ích cho mọi người.
Slide về Khai sáng số 1
Đây là slide
về Thời kì Khai sáng (trên phương diện chính trị) ở Châu âu, hi vọng có ích cho
mọi người.
Pdf
https://drive.google.com/file/d/0BwonydaEOaFIM3FkNmItYXpuSVU/view
https://drive.google.com/file/d/0BwonydaEOaFIM3FkNmItYXpuSVU/view
Ppt
Dân chủ
Franz Oppenheimer
Bằng dịch
Tóm tắt: Sự thống trị của một số ít [một
tập đoàn-ND] hoặc của một người [chế độ quân chủ-ND] đối với số đông còn lại là
di sản văn hóa ngàn đời của nhân loại. Ngược lại, Dân chủ thủa ban đầu không phải
là một thế giới quan, không phải là một lý thuyết hay là một hệ tư tưởng, mà là
sự phản kháng chống lại tập đoàn cai trị, là cái mà cho đến ngày hôm nay Dân chủ
vẫn tiếp tục tranh đấu chống lại. Khái niệm "Dân chủ" thể hiện sự đòi
hỏi của dân chúng [Demos] để được cùng tham gia cai trị, nhưng, lý thuyết mà
nói, diễn đạt này không rõ ràng, bởi, về mặt logic sự gia tăng việc cùng cai trị
một cách rộng rãi sẽ thu hẹp sự cai trị [kratía] hiện hành của nhóm thiểu số.
"Thống trị, xưa nay không có gì khác, đó chính là hình thức hợp pháp của sự
bóc lột về mặt kinh tế". Theo đó, Dân chủ ở mức hoàn thiện chính là không
còn sự thống trị [akratia], điều mà theo Oppenheimer có nghĩa là "một xã hội
lý tưởng ở đó mọi sự bóc lột về mặt kinh tế đã bị xóa bỏ". Việc xóa bỏ về
mặt chính trị đối với xã hội có giai cấp phụ thuộc vào việc vượt qua vấn đề
kinh tế của nó. Tất cả mọi yếu kém của nền Dân chủ đều nảy sinh từ những tàn dư
của những tập đoàn cai trị trước thời đại dân chủ.
Nhân quyền và các giá trị Á Đông
Amartya Sen
GIỚI THIỆU
Trong tiểu luận này, Amartya Sen, nhà
kinh tế học người Ấn Độ, người đoạt giải Nobel về Kinh tế, phản bác những lý luận
của các nhà độc tài tại Châu Á cho rằng nhân quyền và tự do không phải là các
giá trị Á Đông nên không thích hợp với văn hóa Á Đông. Trong tiểu luận này Sen
cũng phản bác thái độ cao ngạo của những kẻ tự phụ phương Tây là đem ánh sáng
văn minh, trong đó có nhân quyền và tự do, đến cho các dân tộc Á Đông. Tất cả
những lập luận của Sen được đặt trên những khảo cứu khoa học về các nền văn hóa
Đông, Tây và kết luận một cách khẳng định là nhân quyền và tự do là những giá
trị của con người nói chung, vượt qua biên giới của lãnh thổ và thời gian.
Dân Chủ - Đó Là Quyền Của Tất Cả Quốc Gia
Joshua Muravchik
Có phải Dân Chủ là cho mọi người? Đối
với người Mỹ thì câu trả lời rất là hiển nhiên. Nền Dân Chủ của Hoa Kỳ dựa trên
những tiền đề rằng: "Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, (và) được đấng
tạo dựng nên họ ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng," và rằng
"Chính quyền có được quyền lực chính đáng là nhờ vào sự ưng thuận của những
người dưới quyền cai trị." Những điều này, nêu ra trong bản Tuyên Ngôn Độc
Lập của Hoa Kỳ, là những "chân lý" đã được xem là "hiển
nhiên." Đương nhiên, từ trước đến nay chưa bao giờ có những điều như vậy.
Không một chính quyền nào trước đây đã đặt nền tảng trên những điều này. Những
điều này, tuy thế, là những điều tuyên xưng niềm tin hay những nguyên lý đầu
tiên, và dù không thể chứng minh được, đã bày tỏ những quan điểm căn bản về
công lý của các bậc lập quốc Hoa Kỳ. Dẫn giải từ lý thuyết này, tác giả Joshua
Muravchik, một học giả của Học Viện Doanh Thương Hoa Kỳ, và là tác giả của cuốn
sách: "Xuất Cảng Nền Dân Chủ: Hoàn Thành Vận Mệnh Hoa Kỳ," đã nhìn
vào khái niệm của "nền dân chủ phổ quát" và định nghĩa sự giới hạn và
những thách thức của khái niệm này.
Tìm hiểu về khái niệm công bình của Amartya Sen qua tác phẩm The Idea of Justice
Đỗ Kim Thêm
1. ĐẠI Ý
Công bình một đề tài tranh cãi quen
thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne,
Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho
riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết
chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối
vì là người đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng. Bố mẹ phải
giải quyết làm sao đem laị công bình cho cả ba? Nhưng sâu xa hơn, công bình là
một luận đề triết học xa xưa, mà nhận xét chua chát của Thomas Hobbes trong tác
phẩm Levithian từ năm 1651 đến nay vẫn còn giá trị: "Đời người là sống
khốn khổ như thú vật và ngắn ngủi", thì còn tìm đâu ra công bình cho
kiếp người?
Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế
Trần Hữu Dũng
(TBKTSG) - Đa số người ngoài ngành
(và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp
hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn.
Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc
Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu
tiên được Nobel về ngành này.
Chủ nghĩa cá nhân đối đầu với chủ nghĩa cộng sản
Clarence B.
Carson
Phạm Nguyên Trường dịch
Hiện nay người ta dễ dàng đồng ý rằng
chủ nghĩa cá nhân ở Mĩ đã gặp chuyện gì đó chẳng lành. Mọi người đều nói rằng
thái độ phục tùng đã trở thành đức hạnh cao nhất và cá nhân bị hi sinh cho tập
thể. Từ sau Thế chiến II đã có một đống sách vở trình bày chi tiết luận đề nay.
William H. Whyte, trong tác phẩmThe Organization Man[1], khẳng
định rằng ngay cả người phát ngôn quyền lực nhất của chủ nghĩa cá nhân cũng sử
dụng ngôn từ của chủ nghĩa tập thể nhằm “ngăn chặn ý nghĩ cho rằng chính anh ta
cũng ở trong cái tập thể đang lan tràn khắp nơi mà những nhà cải cách, các nhà
trí thức từng mơ ước và những quan niệm không tưởng mà anh ta từng cảnh báo”. David
Riesman và các cộng sự, trong tác phẩm The Lonely Crowd, kể lại
chi tiết quá trình đánh mất tính tự chủ của người Mĩ và cho rằng đấy là do sự
thay đổi trong tính cách của người Mĩ, từ “hướng nội” sang “hướng về người
khác”. Erich Kahler, trong tác phẩm gần đây, tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang
chứng kiến và dấn sâu vào quá trình chuyển hóa con người vô cùng to lớn. Quá
trình chuyển hóa này dường như có xu hướng tạo ra con người vượt ra ngòai cá
nhân. Tuy nhiên, dễ nhận thấy những quá trình khác nhau của sự đổ vỡ hay mất
giá của con người cá nhân”[2].
Tư tưởng triết học của Hayek
Nguyễn Anh Tuấn
Friedrich
August Hayek (1899 - 1992) là nhà tư tưởng người Áo, một trong những người lãnh
đạo thế hệ thứ 4 trường phái kinh tế học Áo nổi tiếng với chủ nghĩa tự do và
đây cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Hayek. Với tư cách này, ông đã phê
phán chủ nghĩa tập thể, coi đó là một biến thái của chủ nghĩa duy thực ngây
thơ. Ông cho rằng, các khoa học xã hội cần tập trung nghiên cứu hành động có ý
thức, chứ không phải những tư tưởng tư biện, hay những dự án được áp đặt từ bên
ngoài. Chính vì thế, ông cũng phê phán cả chủ nghĩa xã hội hiện thực với đặc
trưng là sự kế hoạch hoá tập trung hết thảy mọi lĩnh vực đời sống xã hội và chủ
nghĩa quốc xã bóp nghẹt mọi tự do, cho dù tự do đó đã dựa trên sự kém hiểu biết.
Ông luận chứng và tuyên truyền cho thứ chủ nghĩa tự do đích thực mà theo ông, đảm
bảo tự do phải gắn với việc bảo vệ những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong
xã hội.
Sự tự do cổ đại so sánh với sự tự do hiện đại (P1/2)
Benjamin
Constant
Tôi muốn kêu
gọi sự chú ý của các bạn tới một sự phân biệt – vẫn còn khá mới – giữa hai dạng
tự do: sự khác nhau giữa chúng vẫn chưa nhận được chú ý, hoặc ít nhất là cho đến
bây giờ vẫn chưa nhận được sự chú ý đúng mức. Dạng thứ nhất là sự tự do mà các
dân tộc cổ đại rất coi trọng; và dạng kia là sự tự do đặc biệt quý giá đối với
các quốc gia hiện đại. Tôi nghĩa rằng sự khảo sát này rất quan trọng đối với
chúng ta, vì hai lý do khác nhau.
Ayn Rand (P2/2)
2. Lý thuyết đạo đức của Rand: Đức hạnh của sự vị kỉ
Tiêu đề khiêu khích Đức hạnh của sự vị
kỉ của Ayn Rand phù hợp với một luận đề khiêu khích tương tự về đạo đức. Đạo đức
truyền thống luôn luôn nghi ngờ sự tư lợi, lên án các hành động vô đạo đức vốn được thúc đẩy bởi sự
tư lợi, cũng như ca ngợi các hành động vị tha. Theo quan điểm truyền thống, một người tư lợi sẽ không cân nhắc lợi ích
của người khác và do đó sẽ coi thường hoặc gây tổn hại cho những lợi ích này
khi theo đuổi lợi ích của riêng mình.
Ayn Rand (P1/2)
Ayn Rand là một trí thức lớn của thế
kỷ XX. Sinh ra ở Nga vào năm 1905 và học tập ở đó, bà di cư đến Hoa Kỳ sau khi
tốt nghiệp đại học. Khi còn là sinh viên bà đã nghiên cứu lịch sử, chính trị,
triết học và văn học. Rand thấy chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cá nhân của Hoa Kỳ
là một sự thay thế đáng mong muốn cho chủ nghĩa xã hội xấu xa và suy đồi ở Nga.
Sau khi thành thạo tiếng Anh và thiết lập mình với tư cách là một nhà văn ở Mỹ,
bà đã trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho triết lý của mình, Chủ nghĩa khách
quan.
Tư tưởng chính trị của Robert Nozick (P2/2)
Tiếp (P1/2)
c. Luận điểm tự sở hữu
Nozick cố gắng để chứng minh về mặt
trực giác rằng chỉ có sự trao đổi trên thị trường tự do mới tôn trọng con người
như là những người bình đẳng. Để làm điều này Nozick phát triển "lý thuyết
công bằng dựa trên quyền". Để rõ ràng, chúng ta phải bắt đầu với điều được
gọi là luận điểm tự sở hữu của ông. Luận
điểm tự sở hữu của Nozick về cơ bản như thế này. 1) Mọi người sở hữu chính họ.
Điều này dựa trên trực giác mà Nozick cung cấp ở trên. 2) Thế giới và các đối
tượng của nó ban đầu không được sở hữu. 3) Ta có thể có được một quyền tuyệt đối
đối với một phần không cân xứng (chiếm hữu nhiều tài sản hơn) của thế giới nếu
điều này không làm khốn khó thêm điều kiện vật chất của người khác. Ngoài ra, vì
Nozick nghĩ mỗi rằng mỗi người sở hữu chính mình, nên mỗi người cũng sẽ sở hữu
tài năng của mình. Ông lập luận rằng điều này dẫn đến sự sở hữu các sản phẩm do
tài năng của mình tạo ra. Thực thể sở hữu và được sở hữu là cùng một, đó là con
người. Với điều này, Nozick hiểu cá nhân có các quyền sở hữu tuyệt đối đối với
chính mình, và hơn nữa, đó là quyền sở hữu tuyệt đối đối với các nguồn lực mà họ
có được. 4) Đó là tương đối dễ dàng để đạt được quyền sở hữu đối với một lượng
không cân xứng (sở hữu nhiều hơn người khác) đối với thế giới. 5) Vì vậy, một
khi sở hữu tư nhân là thích đáng, thì về mặt đạo đức một sự trao đổi tự do hàng
hóa và nguồn lực hoàn toàn được phép.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)