Chủ nghĩa tư bản và nền tảng luân lý (P2/2)

Edward Celeson
Đinh Tuấn Minh dịch
Cuộc cải cách ở Anh quốc và thị trường tự do
Dù là vẫn tồn tại một số ít các trí thức thời đó có khuynh hướng phó mặc cho thiên nhiên, thứ chủ trương “không làm gì cả” vốn thường được đại chúng gán ghép với xã hội laissez faire, thì dù là trước và sau 1800, vẫn không thiếu những cố gắng cải tổ xã hội. Chính trong những thập niên giữa hai thế kỷ XVIII và XIX này, William Wilberforce và Clapham Sect đã cật lực đấu tranh xóa bỏ nạn nô lệ. Quả thực điều kiện lúc đó hoàn toàn không thuận lợi cho cải cách xã hội vì Cách mạng Pháp bắt đầu vào năm 1789 và cuộc chiến giữa Napoléon và thế giới chỉ chấm dứt sau trận Waterloo vào năm 1815. Trong khoảng thời gian một phần tư thế kỷ đó, cho dù là không có xung đột liên tục nhưng xã hội luôn xáo trộn do chiến tranh hay tin đồn sắp có chiến tranh. Bất chấp những bất ổn đó, Wilberforce và những cộng sự của ông đã vận động được người dân Anh xoá bỏ luật buôn bán nô lệ (việc vận chuyển nô lệ từ Phi Châu đến Mỹ Châu) vào năm 1807. Sau cuộc chiến với Napoléon, chính phủ Anh và hải quân Hoàng gia Anh dốc toàn lực vào việc xóa bỏ tận gốc nạn buôn bán nô lệ đồng thời làm áp lực để những quốc gia khác cùng hợp tác thực hiện. Sau cuộc Nội Chiến [ở Hoa Kỳ, 1860-1864], cùng với bản tuyên bố giải phóng nô lệ ở Hoa Kỳ, gần như đồng thời với việc xóa bỏ nạn nô lệ ở những nước Mỹ la tinh, có vẻ như nhân loại sắp sửa thật sự được hưởng tự do. Cải cách xã hội quả đã mang lại kết quả tốt.
Read More...

Chủ nghĩa tư bản và nền tảng luân lý (P1/2)

Edward Celeson
Đinh Tuấn Minh dịch
“Nền kinh tế thị trường, tức chủ nghĩa tư bản, hiện đang bị khinh ghét hơn bất cứ thứ gì khác. Trong điều kiện xã hội hiện tại, khi gặp những gì không hài lòng, người ta thường đỗ lỗi cho chủ nghĩa tư bản.” Ludwig von Mises viết như thế vào tháng Giêng năm 1947[1]. Thật ra, chủ nghĩa tư bản đã mang tiếng xấu từ trườc đó rất lâu. John Ruskin từng phỉ báng Adam Smith là “… một gã Xcốtlen nửa người nửa ngợm đang cố tình rao giảng những lời báng bổ thánh thần: nào là ‘Hãy căm thù thượng đế, chúa tể của các ngươi, kệ xác những luật lệ của ông ta, và hãy luôn ngắm nghé tài sản của bọn láng giềng’”[2]. Cứ như thế, từ nhiều năm qua, những người theo chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội Fabian đã tạo ra một kho tư liệu tuyên truyền khổng lồ chống lại chủ nghĩa tư bản.
Read More...

Dân chủ như một giá trị toàn cầu – Amartya Sen

Amartya Sen*
 Vào mùa hè năm 1997, một nhà báo hàng đầu của Nhật Bản có hỏi ý kiến của tôi xem điều gì đáng được coi là quan trọng bậc nhất đã xảy ra trong thế kỷ XX. Tôi cảm thấy đây quả là một câu hỏi bất thường khiến cho ta phải suy nghĩ vì trong thế kỷ qua có biết bao điều trọng đại đã xảy ra. Các đế quốc ở châu Âu, nhất là đế quốc Anh và Pháp, từng một thời thống trị thế kỷ XIX, nay đã chấm dứt. Chúng ta cũng đã chứng kiến hai cuộc đại chiến. Ta đã chứng kiến sự nổi dậy và suy tàn của chủ nghĩa Phát-xít và Quốc xã. Thế kỷ này cũng chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản và sự sụp đổ của khối Liên Xô – Đông Âu và sự biến chất từ căn bản của chủ nghĩa này (ở Trung Quốc). Ta cũng thấy một sự thay đổi cán cân kinh tế với một đầu nặng ở phương Tây sang một sự cân bằng kinh tế với sức nặng tương đương ở Nhật Bản và các nước thuộc Đông Á và Đông Nam Á. Mặc dù vùng này cũng đang trải qua những vấn nạn kinh tế và tài chính nhưng những vấn nạn này cũng không làm mất được thế cân bằng kinh tế thế giới đã xảy ra trong nhiều thập niên vừa qua (trong trường hợp Nhật Bản, hầu như gần một thế kỷ). Một trăm năm qua, quả thật, không thiếu gì những biến cố quan trọng.
Read More...

Vai trò của Tư pháp độc lập

Philippa Strum*
“Nhiều luật gia tại Hoa Kỳ cho rằng việc tòa xét duyệt các luật liên quan tới quyền con người là một điểm son và là niềm tự hào của nước ta. Tôi đồng ý”                  
(Ruth Bader Ginsburg, Thẩm phán Tòa Tối cao Liên bang)
Read More...

Ba giá trị cốt lõi của luật cơ bản Đức

Nguyễn Minh Tuấn

Luật cơ bản (Grundgesetz) là văn bản pháp lý có giá trị và hiệu lực cao nhất trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật ở Đức hiện nay. Hơn 60 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, văn bản pháp lý này vẫn chứng tỏ sức sống kì diệu của nó và vẫn tiếp tục có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung trên nhiều phương diện ở nước Đức. Câu hỏi đặt ra vậy đâu là những giá trị căn bản nhất, những giá trị có tính chất nền tảng, quyết định nhất khiến cho văn bản pháp lý này có sức sống lâu dài như vậy? Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng Luật cơ bản Đức có ba giá trị cốt lõi nhất và có ý nghĩa nhất sau đây:
Read More...

Hiến pháp là gì ?

Cao Huy Thuần
Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?
Read More...

Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

Phạm Quang Minh
I. Đặt vấn đề
Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.
Read More...

Cuộc cách mạng dân chủ tại nước Anh (1600 – 1800)

Phạm Văn Tuấn

Tại châu Âu, khoảng thời gian từ thế kỷ 17 tới đầu thế kỷ 18 được gọi là “Thời đại của các vị Vua”. Không có giai đoạn lịch sử nào mà các nhà vua của châu Âu duy trì được nhiều quyền lực, uy tín và vinh quang như vào thời đại này.Nhưng tới cuối thế kỷ 18, các vương triều của châu Âu đã trở nên yếu đi. Tại nước Anh, quyền lực hoàng gia đã bị suy giảm rất nhiều do sự cứng dắn của Quốc Hội. Sau đó các xứ thuộc địa của nước Anh tại Bắc Mỹ đã nổi lên và đánh bại quân đội Anh trong cuộc Chiến Tranh Cách Mạng đẫm máu và kéo dài. Tinh thần cách mạng dân chủ đã lan qua đất Pháp khiến cho Vua Louis 16 của nước này bị chặt đầu và người dân Pháp tuyên bố thành lập một nước Cộng Hòa.
Read More...

Tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ

Phạm Văn Tuấn

Tự do cá nhân là một nguyên tắc rất quan trọng trong nền Dân Chủ của Hoa Kỳ. Tự do cá nhân được Tu Chính Án Thứ Nhất thuộc Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ, bao gồm các tự do về tôn giáo, ngôn luận, báo chí và hội họp. Vị Chánh Án Robert H. Jackson, trong vụ án Bộ Giáo Dục Tiểu Bang West Virginia v. Barnette, đã nói: Nếu có các vì sao trong chùm sao Hiến Pháp, đó là không một viên chức nào, dù lớn hay nhỏ, có quyền ra lệnh một thứ gì là chính thống (orthodox) về chính trị, quốc gia, tôn giáo hay ý kiến. Thế nhưng trong thực tế, thường có các câu hỏi thế nào là tự do. Tự do ngôn luận có cho phép người dân muốn nói gì thì nói hay không? Tự do tôn giáo có phải là người dân không cần tôn trọng luật pháp vì các niềm tin tôn giáo? 
Read More...

Tự do ngôn luận tại Hoa kỳ

Phạm Văn Tuấn

Người Mỹ thường ưa thích nói đùa rằng: “Hoa Kỳ là một xứ sở tự do, tôi có thể nói gì tôi muốn nói ra” hoặc là“tôi muốn bầu cho ai tùy ý tôi, chính quyền không thể bắt buộc tôi điều gì”. Các lời tuyên bố như kể trên rất đúng và đã được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ.
Read More...

Donald J. Boudreaux – Chủ nghĩa cá nhân và tri thức

Phạm Nguyên Trường dịch
Con người ta có tri thức đến mức nào?
Câu hỏi ngắn này lại là câu hỏi phức tạp. Dĩ nhiên là tri thức tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Một thiên tài toán học có thể tin vào khả năng dự toán của những quân bài Tarot, một nhà văn vĩ đại có thể lúng túng trước một cách lập luận đơn giản nhất, một nhà quản lí hàng đầu có thể mù tịt về văn chương.

Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org