Nguyễn
Kiến Giang
6.
Cách nhìn của Samuel Huntington
Một
số người nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận của A. Tofler là “cách tiếp cận theo
cận văn minh”, dùng sự phát triển từ văn minh này sang văn minh khác để lý giải
các quá trình diễn ra trên thế giới. Nhưng cách tiếp cận theo văn minh không chỉ
có ở riêng Tofler, nó còn có ở những tác giả khác. Có điều là nếu ở A. Tofler,
khái niệm văn minh chủ yếu dựa vào trình độ kỹ thuật và công nghệ, thì ở một số
tác giả khác, khái niệm đó dựa vào những nền tảng khác. Ở đây, chúng tôi xin giới
thiệu “cách tiếp cận theo văn minh” của Samuel Huntington, giáo sư và giám đốc
Viện Nghiên cứu Chiến lược Olin thuộc trường Đại học Harvard, với cách nhìn độc
đáo của ông. Ông trình bày quan niệm của mình trong một bài viết đăng trên tạp
chí Foreign Affairs (Mỹ), số mùa hè năm 1993, dưới nhan đề “Sự
xung đột tương lai của các nền văn minh”, một bài viết gây tiếng vang mạnh mẽ ở
phương Tây, Huntington lấy các tôn giáo làm nền tảng cho các nền văn minh khác
nhau. Theo ông, chính trị thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, trong đó nguyên
nhân căn bản của các cuộc xung đột sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa,
mà là do những văn minh khác nhau. Tất nhiên, những nền văn minh này không đứng
nguyên, chúng phát triển và thoái hóa, chia và hợp, và có những nền văn minh
đang biến mất. Ông nói, người phương Tây thường có xu hướng cho rằng các quốc
gia - dân tộc là những diễn viên chính trên vũ đài thế giới. Thật ra, điều đó
chỉ có trong vài thập kỷ gần đây. Những không gian rộng lớn nhất của lịch sử là
lịch sử của các nền văn minh, và thế giới đang quay về với mô hình đó. Bản sắc
của các nền văn minh sẽ ngày càng quan trọng hơn, và thế giới ở một mức độ lớn
sẽ bị chi phối bởi những tác động qua lại giữa bảy hay tám nền văn minh chính:
phương Tây, Khổng giáo, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Chính thống giáo Slave,
Mỹ Latin và có thể là châu Phi nữa. Ranh giới phân chia giữa những nền văn minh
đó sẽ là tiền tuyến trong tương lai.
Read More...