Triết học chính trị của Karl Popper

Posted on
  • Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Minh Minh dịch
    Khi so sánh với các triết gia khác, Karl Popper (1902-1994) đặc biệt nổi bật nhờ những đóng góp cho triết học khoa học và nhận thức luận. Hầu hết các tác phẩm được công bố của ông giải quyết các vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học; và chính Popper cũng thừa nhận là, mối quan tâm chính của ông là tự nhiên chứ không phải chính trị. Tuy nhiên, tư tưởng chính trị của ông chắc chắn có một ảnh hưởng vĩ đại không kém so với triết học khoa học của ông. Điều này chắc chắn đúng bên ngoài thế giới hàn lâm. Đối với công chúng có học, Popper rất nổi tiếng vì những phê phán đối với chủ nghĩa toàn trị và sự bảo vệ của ông đối với sự tự do, chủ nghĩa cá nhân, nền dân chủ và một “xã hội mở”. Tư tưởng chính trị của ông đứng về phía chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân văn thời Khai sáng. Ông là một đối thủ ngoan cường của chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tập thể, và các dạng tư tưởng phản động, phản duy lý khác.
    Sự bác bỏ của Popper đối với những tư tưởng này bắt nguồn từ sự phê phán của ông đối với các niềm tin triết học dùng làm nền tảng cho chúng, đặc biệt là cách hiểu không đúng về phương pháp khoa học. Cách tiếp cận này mang đến cho tư tưởng chính trị của Popper sự độc đáo và mới mẻ - và cả những tranh cãi, như ông cho rằng gốc rễ của chủ nghĩa toàn trị nằm trong tư tưởng của một số triết gia Phương tây được kính trọng nhất, bao gồm các triết gia cổ đại cũng như hiện đại. Sự bảo vệ của ông đối với nền dân chủ tự do bắt nguồn chủ yếu từ quan điểm của ông về phương pháp khoa học và sự áp dụng của nó cho chính trị, lịch sử và khoa học xã hội. Thực vậy, các tác phẩm chính trị quan trọng nhất của ông như – Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử (1944) và Xã hội mở và những kẻ thù của nó (1945) – có một tầm nhìn thống nhất về khoa học và chính trị. Như sẽ được giải thích ở bên dưới, con người và các thiết chế của xã hội mở mà Popper mừng tượng sẽ thấm nhuần với một tinh thần phê phán giống như trong khoa học tự nhiên, một thái độ mà Popper gọi là chủ nghĩa duy lý phê phán. Sự cở mở cho sự phân tích và tra vấn được hi vọng sẽ thúc đẩy sự tiến bộ chính trị và xã hội cũng như cung cấp một bối cảnh chính trị mà ở đó cho phép khoa học phát triển thịnh vượng. 
    Nội dung
    1.       Phê phán xã hội đóng
    a.                       Xã hội mở chống lại xã hội đóng
    b.                      Thuyết toàn thể, Thuyết bản chất và Chủ nghĩa lịch sử
    c.                       Hegel, Marx và Chủ nghĩa lịch sử hiện đại
    d.                      Công nghệ xã hội không tưởng
    2.       Tự do, Dân chủ và Xã hội mở
    a.                       Nền dân chủ tối thiểu
    b.                      Công nghệ xã hội từng phần
    c.                       Thuyết công lợi tiêu cực
    d.                      Nhà tự do, Nhà bảo thủ hay Nhà dân chủ xã hội?
    1. Phê phán xã hội đóng
    Mục đích trung tâm trong Xã hội mở và những kẻ thù của nó cũng như Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử là đi giải thích nguồn gốc và bản chất của chủ nghĩa toàn trị. Cụ thể là, với sự vươn lên của chủ nghĩa phát xít, bao gồm cả ở nước Áo quê hương ông, và theo sau đó là Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy Popper bắt đầu viết hai tác phẩm này vào cuối những năm 1930 và đầu 1940 khi ông đang giảng dạy tại New Zealand. Ông miêu tả các tác phẩm này là một “nỗ lực chiến đấu” của ông.
    Các luận điểm trong hai tác phẩm có nhiều sự trùng lặp. Tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng. Sự nghèo nàn của thuyết chủ nghĩa lịch sử chủ yếu quan tâm đến phương pháp luận của các khoa học xã hội, và cụ thể là, làm thế nào một ý tưởng không hoàn chỉnh, được Popper đặt tên cho là “chủ nghĩa lịch sử”, lại dẫn các nhà lịch sử và các nhà khoa học xã hội chệch khỏi con đường đúng đắn về mặt phương pháp luận, đồng thời phục vụ như một sự trợ giúp cho sự chuyên chế.  Xã hội mở, một tác phẩm dài hơn, và theo Popper, là một tác phẩm quan trọng hơn, bao gồm một sự thảo luận sâu sắc về chủ nghĩa lịch sử và phương pháp luận của các khoa học xã hội. Tuy nhiên nó cũng nổi bật như là một nghiên cứu về các nguồn gốc tâm lý và lịch sử của chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa mà ông đặt ở trung tâm của một tập hợp các tư tưởng hấp dẫn nhưng sai lầm. Các tư tưởng này, bên cạnh chủ nghĩa lịch sử, còn có “thuyết toàn thể” và “thuyết bản chất” như ông gọi chúng. Khi kết hợp với nhau, chúng tạo thành nền tảng triết lý cho điều mà Popper gọi là “xã hội đóng”. “Xã hội đóng” là thứ đã dẫn đến chủ nghĩa toàn trị. 
    a. Xã hội mở chống lại xã hội đóng
    Theo Popper, chủ nghĩa toàn trị không phải chỉ có trong thế kỉ 20. Mà đúng hơn, nó “thuộc về một truyền thống cũng cổ xưa như chính nền văn minh của chúng ta”. Trong Xã hội mở, sự truy tìm của Popper đối với gốc rễ của chủ nghĩa toàn trị đưa ông trở về với Hi lạp cổ đại. Ở đó ông phát hiện ra sự xuất hiện của điều mà ông gọi là “xã hội mở” đầu tiên, đó chính là nền dân chủ của Athens ở thế kỉ thứ 5 trước công nguyên. Ông cho rằng, người Athen là những người đầu tiên đòi hỏi các giá trị, niềm tin, thiết chế và truyền thống của mình phải chịu một sự khảo sát phê phán, và Socrates và đời sống chính trị dân chủ của thành bang chính là điển hình cho thái độ mới này. Nhưng các lượng lương phản động cảm thấy khó chịu với sự bất ổn định và sự thay đổi nhanh chóng mà một xã hội mở tạo ra (Socrates bị kết tội làm suy đồi thanh niên và giới thiệu các vị thần mới). Họ tìm cách ngăn cản sự phát triển và đưa Athens trở về với một xã hội với hệ thống giai cấp cứng nhắc, tuân thủ theo truyền thống bộ tộc, và bảo vệ một cách không suy xét đối với thẩm quyền và truyền thống – một “xã hội đóng”. Sự quay trở lại với chủ nghĩa bộ lạc này được thúc đẩy bởi một sự lo lắng sâu rộng mà Popper gọi là “sự căng thẳng của văn minh”. Tính trật tự và hữu cơ của các xã hội đóng giúp thỏa mãn một nhu cầu sâu sắc của con người đó là trật tự và một đời sống chung được chia sẻ. Trái lại, chủ nghĩa cá nhân, sự tự do và trách nhiệm cá nhân mà một xã hội mở tất yếu mang lại gây ra các cảm giác biệt lập và lo âu, và sự lo âu này, theo Popper, chắc chắn phải phát sinh khi chúng ta thụ hưởng các lợi ích to lớn của đời sống trong một xã hội mở: tự do, tiến bộ xã hội, tăng tiến tri thức, và tăng cường hợp tác. “Đó là cái giá mà chúng ta phải trả để trở nên văn minh”.
    Popper buộc tội rằng chính Plato là người bảo vệ hàng đầu về mặt triết lý đối với một xã hội đóng, và trong quá trình đó đã trải ra các nền tảng cho chủ nghĩa toàn trị. Phản bội tính cách cởi mở và phê phán của thầy mình là Socrates, thông qua tác phẩm Cộng hòa, Plato đã phát minh ra một hệ thống phức tạp trong đó bóp nghẹt mọi sự thay đổi chính trị và xã hội, đồng thời biến triết học thành một công cụ để củng cố uy quyền chứ không phải để thách thức uy quyền. Hệ thống này cũng làm đảo ngược trào lưu của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa quân bình đã xuất hiện trong nền dân chủ Athen, thiết lập một hệ thống tôn ti trật tự mà sự tự do và các quyền của cá nhân bị hi sinh cho các nhu cầu tập thể. 
    Popper nhận xét rằng cái nhìn không tưởng của Plato trong tác phẩm Cộng hòa một phần được truyền cảm hứng từ Sparta, kẻ thù của Athen trong cuộc chiến Peloponnesian, mà theo Popper, là một điển hình của xã hội đóng. Xã hội Sparta hầu như chỉ tập trung vào hai mục tiêu: ổn định bên trong và khả năng quân sự. Để đạt được hai mục tiêu này, tổ chức của Sparta tìm cách tạo ra một xã hội chiến binh, giống như tổ chức của ong, vốn luôn luôn ưu tiên cho nhu cầu tập thể trên nhu cầu cá nhân và đòi hỏi một sự kiểm soát toàn bộ các công dân của nó. Điều này bao gồm thuyết ưu sinh cổ xưa, trong đó những đứa trẻ mới sinh ra mà không đủ sức mạnh sẽ bị ném vào giếng nước. Đàn ông Sparta phải đủ sức khỏe quy định để đảm bảo cho một đời sống xuất sắc, vì vậy họ bị tách khỏi gia đình khi còn trẻ, và được giáo dục chủ yếu theo kiểu quân đội. Sự giáo dục như vậy tạo ra các chiến binh đáng sợ, những người không sợ đau đớn, phục tùng quyền lực, và trung thành vô điều kiện với thành bang. Chiến đấu cho thành bang là danh dự duy nhất được thừa nhận đối với các công dân nam, trong khi các công việc cực nhọc thấp kém như trồng trọt là số phận được dành riêng cho các bộ tộc nô lệ của Hilap, và các nô lệ khác. Sự kiểm duyệt tuyệt đối áp đặt lên các công dân, cũng như luật pháp giới hạn nghiêm ngặt sự tiếp xúc với người nước ngoài. Dưới hệ thống này, Sparta trở thành thế lực quân sự chi phối trong xã hội Hilap cổ, nhưng không ngạc nhiên khi nó không có đóng góp quan trọng gì về khoa học và nghệ thuật. Popper miêu tả Sparta như là một “bộ lạc bắt giữ” tìm cách cản trở “sự quân bình, dân chủ, và các ý thức hệ cá nhân” xuất hiện ở Athen. Ông nói rằng không phải ngẫu nhiên khi những kẻ phát xít và những kẻ toàn trị ngày nay cũng được truyền cảm hứng từ Sparta.
    b. Thuyết toàn thể, Thuyết bản chất, Chủ nghĩa lịch sử
    Popper chỉ ra ba giả định triết học sâu sắc làm cơ sở cho sự bảo vệ của Plato đối với xã hội đóng, và cũng là cơ sở bảo vệ sau đó đối với xã hội đóng trong hai thiên niên kỉ kế tiếp. Những ý tưởng này là thuyết toàn thể, thuyết bản chất, chủ nghĩa lịch sử.
    Thuyết toàn thể được định nghĩa theo quan điểm sau: để hiểu đầy đủ về dạng thực thể nào đó đòi hỏi phải hiểu chúng như là một toàn thể. Điều này thường được cho là đúng đối với các hệ thống sinh học và xã hội, chẳng hạn, một tổ chức hữu cơ, một hệ sinh thái, một nền kinh tế, hay một nền văn hóa. Hệ quả theo sau từ quan điểm này là những thực thể như vậy có các tính chất mà không thể giảm trừ cho các bộ phận cấu thành thực thể. Chẳng hạn, một số triết gia cho rằng ý thức con người là một hiện tượng mà các tính chất của nó không thể chỉ được giải thích bằng các tính chất của các thành phần vật chất (tế bào thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh…) cấu thành não người. Tương tự, những người ủng hộ cách tiếp cận toàn thể để nghiên cứu xã hội cho rằng thực thể xã hội không thể giảm trừ tới các tính chất của các cá nhân cấu thành xã hội. Nghĩa là, họ bác bỏ chủ nghĩa các nhân phương pháp luận và ủng hộ chủ nghĩa toàn thể phương pháp luận, như lời Popper.
    Theo Popper, thuyết toàn thể của Plato được phản ánh trong quan điểm của ông cho rằng thành bang – thành bang Hilap – có một địa vị ưu tiên, và theo một nghĩa nào đó, là có tính hiện thực hơn so với các cá nhân cư ngụ trong nó. Với Plato, “chỉ một toàn thể ổn định, vĩnh cửu là thực tồn, chứ không phải các cá nhân ngắn ngủi”. Quan điểm này một lần nữa hàm ý là thành bang có các nhu cầu thực quan trọng hơn nhu cầu của các cá nhân và do đó mang lại nguồn gốc của chủ nghĩa tập thể đạo đức của Plato. Theo Popper, Plato tin rằng một xã hội công bằng đòi hỏi cá nhân phải hi sinh nhu cầu của mình cho lợi ích của nhà nước. Ông viết “công bằng đối với Plato không là gì khác ngoài sức mạnh, thống nhất và ổn định của cơ thể tập thể”. Theo Popper, điều này là một mối đe dọa nghiêm trọng. Ông nói, trong thực tế, quan điểm cho rằng nhu cầu của một thực thể tập thể - ví dụ như, thành phố, quốc gia, xã hội, hay chủng tộc là có trước và có địa vị cao hơn so với nhu cầu của các cá nhân sống thực là một nguyên lý đạo đức trung tâm của tất cả các hệ thống toàn trị, dù là cổ đại hay hiện đại. Chẳng hạn, Quốc xã nhấn mạnh các nhu cầu của chủng tộc Arian để bảo chữa cho các chính sách tàn bạo của họ, trong khi những người cộng sản ở Liên xô nói về các mục đích và lợi ích giai cấp như là một động cơ của lịch sử mà cá nhân phải phục tùng. Các nhu cầu của chủng tộc hay giai cấp có địa vị cao hơn các nhu cầu cá nhân. Trái lại, Popper cho rằng, các thành viên của một xã hội mở xem nhà nước và các thiết chế xã hội khác được con người thiết kế, chịu sự thẩm tra một cách phê phán, và luôn luôn phục vụ lợi ích của cá nhân – và không bao giờ ngược lại. Sự công bằng thực sự đòi hỏi sự đối xử bình đẳng giữa các cá nhân hơn là quan điểm hữu cơ của Plato trong đó công bằng được định nghĩa như là một nhà nước chức năng tốt.
    Tương tự như vậy, điều khiến Plato ủng hộ một xã hội đóng là một học thuyết mà Popper gọi là “thuyết bản chất”. Gắn liền với thuyết này là yêu sách cho rằng “nhiệm vụ của nhận thức hay “khoa học” là khám phá và miêu tả bản chất thực sự của sự vật, tức là thực tại hay bản thể ẩn giấu của chúng”. Và lý thuyết của Plato về các Mô thức là điển hình cho cách tiếp cận này. Theo Plato, để hiểu về bất cứ sự vật nào – ví dụ, cái giường, hình tam giác, con người, hay thành bang – đòi hỏi phải hiểu về cái mà Plato gọi là các Mô thức. Các Mô thức là vĩnh cửu, bất biến, và là các mẫu hình hoàn hảo của các sự vật hữu hình trong thế giới của chúng ta. Để hiểu được các Mô thức, Plato tin là, phải có một sự khảo sát duy lý về bản chất của nó. Một sự hiểu như vậy có thể đạt được thông qua sự trực giác hơn là thông qua nghiên cứu kinh nghiệm. Chẳng hạn, trực giác toán học cung cấp con đường để hiểu bản chất thực sự của hình tam giác – hay, Mô thức của nó – trái với nỗ lực để hiểu bản chất của tam giác thông qua đo đạc, so sánh với các tam giác thực sự tìm thấy trong thế giới của chúng ta.
    Dù các Mô thức là vĩnh cửu và bất biến, tuy nhiên Plato cho rằng các bản sao không hoàn hảo của chúng mà chúng ta gặp trong thế giới khả giác chắc chắn sẽ suy tàn theo thời gian. Plato mở rộng lý thuyết này sang các vấn đề chính trị. Theo Popper, trong thực tế, xu hướng đi đến suy tàn là một vấn đề chính trị trung tâm mà triết lý của Plato tìm cách trữa trị. Vì con người và các thiết chế mà họ tạo ra có xu hướng đi đến tàn tạ theo thời gian. Nên đối với Plato, điều này bao gồm cho các thành bang, mà ông tin là một bản sao không hoàn hảo của Mô thức thành bang. Quan điểm này về thành bang tạo ra một khoa học chính trị đặc biệt. Trước tiên, đòi hỏi phải hiểu về bản chất đúng đắn và tốt nhất của thành bang, nghĩa là, Mô thức của nó. Thứ hai, để xác định cách ngăn cản sự suy tàn của thành bang khỏi bản chất lý tưởng của nó, nghiên cứu về chính trị phải tìm cách khám phá ra các quy luật hay các nguyên tắc mà quản lý xu hướng suy tàn tự nhiên của thành bang và vì vậy kết thúc sự suy tàn của nó. Do đó lý thuyết của Plato dẫn ông đi tìm kiếm một lý thuyết về sự biến đổi của lịch sử - một lý thuyết làm cho có thể hiểu được dòng chảy liên tục của thế giới chúng ta. Nghĩa là, thuyết bản chất của Plato dẫn ông đi đến điều mà Popper gọi là “chủ nghĩa lịch sử”.
    Chủ nghĩa lịch sử là quan điểm cho rằng lịch sử bị chi phối bởi các quy luật lịch sử, và ngoài ra, lịch sử còn có một hướng tất yếu và một điểm kết thúc. Nếu điều này là đúng, thì những người theo chủ nghĩa lịch sử tin rằng mục đích của triết học – và sau đó, là của lịch sử và các khoa học xã hội – là phải đi dự đoán tiến trình tương lai của xã hội thông qua việc khám phá ra các quy luật hay các nguyên tắc chi phối lịch sử. Popper nói rằng, chủ nghĩa lịch sử là một thế giới quan cổ xưa xuất hiện trước thế kỉ thứ 5 trước công nguyên ở Athen. Quan điểm về chủ nghĩa lịch sử của người Hi lạp thời điểm đó là sự phát triển của thành bang vốn dĩ và nhất thiết tuân theo chu kì: thời kì vàng son theo sau bởi sự suy tàn và sụp đổ không thể tránh được, và một lần nữa làm nền tảng cho sự tái sinh một thời kì vàng son mới. Trong cách nhìn của Plato về “luật suy tàn” này, thành bang lý tưởng suy đồi thành nhà nước quân sự, nhà nước quân sự thành chính thể đầu sỏ, chính thế đầu sỏ thành dân chủ và sau đó, cuối cùng dân chủ thành độc tài. Nhưng Plato không chỉ đơn thuần miêu tả sự suy đồi dần dần của thành bang; ông đề nghị một sự giải thích triết học cho nó, và điều này dựa vào lý thuyết về các Mô thức của ông, và do đó là thuyết bản chất. Đi xa hơn nữa, Plato tìm cách cung cấp một cách ngăn cản xu hướng suy tàn tự nhiên này. Popper cho rằng, đây là một mục tiêu sâu xa của xã hội không tưởng được phát triển trong tác phẩm Cộng hòa – một xã hội đóng hư cấu mới mẻ như là giải pháp cho xu hướng tự nhiên hướng đến sự suy tàn về chính trị và đạo đức này. Đó là một xã hội với hệ thống đẳng cấp và tôn ti trật tự do các triết gia cai trị, những người có tri thức về các mô thức, để ngăn chặn sự suy tàn cũng như đảm bảo cho người cai trị không bị hủ hóa. Nền dân chủ bừa bãi của Athen sẽ được thay thế bằng một xã hội ổn định và bất biến. Plato thấy điều này là công bằng, nhưng Popper cho rằng nó mang tất cả đặc điểm của chủ nghĩa toàn trị, bảo gồm hệ thống đẳng cấp khắt khe, sự kiểm duyệt, chủ nghĩa tập thể, kế hoạch hóa trung ương – tất cả những điều này sẽ được củng cố thông qua tuyên truyền và lừa dối, hoặc như Plato goi chúng, “lời nói dối cao quý”.
    Sự nghi ngờ sâu sắc của Plato về dân chủ chắc chắn một phần bắt nguồn từ kinh nghiệm của ông. Khi còn là một chàng trai trẻ ông thấy các công dân của Athen, do ảnh hưởng của những kẻ mị dân, ủng họ cho những chiến dịch quân sự không khôn ngoan mà cuối cùng dẫn đến sự chiến thắng của Sparta vào năm 404 trước công nguyên. Khi dân chủ được tái lập theo sau sự rời đi của những những người Sparta năm 403 trước công nguyên, ông chứng kiến cuộc bỏ phiếu của người dân Athen để hành quyết người công dân khôn ngoan nhất của họ, Socrates. Popper khi còn là một thành niên cũng chứng kiến sự xụp đổ của nền dân chủ, ở nước Áo quê hương ông, cũng như trên toàn châu Âu. Nhưng ông rút ra những bài học rất khác từ kinh nghiệm đó. Đối với ông, dân chủ vẫn là một bức tường chống lại chuyên chế, chứ không phải là trợ giúp cho chuyên chế. Từ các lý do sẽ được giải thích trong phần kế tiếp, Popper cho rằng bằng cách bác bỏ nền dân chủ hệ thống của Plato đã phá hủy không chỉ sự tự do cá nhân mà còn là các điều kiện cho sự tiến bộ xã hội, chính trị, khoa học và đạo đức. 
    Phê phán của Popper đối với Plato gây ra một cuộc tranh luộn sống động và dai dẳng. Trước khi xuất bản Xã hội mở, Plato được thừa nhận rộng rãi như là khởi nguồn của chủ nghĩa nhân văn khai sáng trong truyền thông Phương tây. Sự đánh giá lại của Popper coi Plato như là người ủng hộ phát xít gây nhiều tranh cãi. Các học giả kinh điển đứng lên bảo vệ Plato và buộc tội Popper đọc Plato một cách phi lịch sử, sử dụng những bản dịch mơ hồ về những lời nói của ông, và không đánh giá đúng những điều mỉa mai và ẩn dụ trong các đối thoại của Plato. Những phê phán này cho thấy nhiều sai lầm trong sự uyên bác của Popper. Nhưng Popper đã thành công khi lôi kéo họ chú ý tới những nguy cơ toàn trị tiềm tàng trong chủ nghĩa không tưởng của Plato. Các học giả sau đó không thể tránh bàn về luận điểm này của ông.
    Dù Plato là mục tiêu chính của các phê phán của Popper trong Xã hội mở, ông cũng phát hiện những xu hướng nguy hiểm trong tư tưởng của các triết gia Hilap cổ đại khác, mà đáng chủ ý nhất là trong tư tưởng của Aristotle. Popper cho rằng, học trò vĩ đại nhất của Plato đã kế thừa thuyết bản chất của thầy mình nhưng đã mang đến cho nó một khuy hướng mục đích luận. Giống Plato, Aristotle tin rằng nhận thức về một đối tượng đòi hỏi phải hiểu bản chất của nó. Tuy nhiên, Plato và Aristotle khác nhau ở cách hiểu của họ đối với mối quan hệ giữa bản chất của thực thể và làm thế nào bản chất đó thể hiện ra trong thế giới khả giác. Plato cho rằng các thực thể tìm thấy trong thế giới khả giác là không hoàn hảo, là một hình ảnh đang suy tàn của các Mô thức. Popper cho rằng, cách hiểu này về lịch sử là hoàn toàn bi quan: thế giới suy tàn theo thời gian. Chính trị học của Plato là một nỗ lực để ngăn cản hay ít nhất là làm chậm sự suy tàn này. Trái lại, Aristotle hiểu về bản chất của thực thể như là một nhóm các tiềm năng sẽ biểu lộ khi thực thể phát triển theo thời gian. Bản chất của một thực thể vận động như một động cơ bên trong thúc đẩy thực thể hướng đến sự phát triển toàn diện nhất của nó, hay điều mà Aristotle gọi là mục đích cuối cùng. Ví dụ, cây sồi là mục đích cuối cùng của quả sồi, mục đích mà nó cố gắng hướng tới.
    Từ đây Popper phát hiện ra một chủ nghĩa lịch sử ẩn tàng trong nhận thức luận của Aristotle. Dù chính Aristotle không tạo ra một lý thuyết về lịch sử, thuyết bản chất của ông kết hợp với thuyết mục đích luận của ông mang lại một ý niệm là bản chất thực sự của con người hay nhà nước chỉ có thể hiểu được khi nó để lộ ra theo thời gian. “Chỉ khi con người hoặc nhà nước phát triển, và chỉ thông qua lịch sử của nó, chúng ta mới có thể biết bất cứ thứ gì về “bản chất ẩn dấu chưa phát triển” của nó. Ngoài ra, Popper còn cho rằng thuyết bản chất của Aristotle đi cùng với ý niềm về một vận mệnh lịch sử: sự phát triển của nhà nước hay quốc gia được quyết định trước bởi “bản chất ẩn giấu chưa phát triển của nó”.
    Popper tin rằng ông đã khám phá ra những mối liên kết sâu xa giữa triết học Hilap cổ đại và sự thù địch đối với xã hội mở. Trong thuyết bản chất, thuyết toàn bộ và chủ nghĩa lịch sử của Plato, Popper phát hiện ra cơ sở triết học cho dự án toàn trị cổ đại của ông. Như chúng ta sẽ thấy trong phấn tiếp theo, Popper cho rằng chính những ý tưởng này cũng nằm ở trong tâm của chủ nghĩa toàn trị hiện đại. Dù đối với Popper thì Plato là kẻ thù cổ xưa quan trọng nhất của xã hội mở, tuy nhiên trong thuyết bản chất mục đích luận của Aristotle Popper nhìn thấy một mối liên hệ quan trọng nối kết chủ nghĩa lịch sử cổ đại và hiện đại. Trong thực tế, ý tưởng về vận mệnh lịch sử mà tư tưởng Aristotle tạo ra nằm ở trung tâm trong tư tưởng của hai triết gia thể kỉ 19 là G.W.F. Hegel và Karl Marx, những người mà Popper buộc tội là đã thúc đẩy sự xuất hiện của các xã hội đóng hiện đại. “Hệ quả lịch sử xa hơn” của thuyết bản chất của Aristole là “sự ngủ quên trong hơn hai mươi thế kỉ, hay “sự ẩn dấu và chưa phát triển”, mãi cho đến khi ra đời hệ thống triết lý của Hegel.
    c. Hegel, Marx và Chủ nghĩa lịch sử hiện đại
    Lịch sử nằm ở trung tâm trong triết học của cả Hegel và Marx, và đối với Popper thì tư tưởng của họ là ví dụ điển hình về tư duy duy sử và từ đó là những sai lầm chính trị mà nó mang lại. Chủ nghĩa lịch sử của Hegel được phản ánh trong quan điểm của ông là sự tương tác biện chứng giữa các ý tưởng như là động cơ của lịch sử. Hegel cho rằng, sự ra đời và tiến bộ dần dần của các ý tưởng triết học, đạo đức, chính trị và tôn giáo quyết định tiến trình lịch sử. Lịch sử, mà đôi khi Hegel miêu tả như là sự mở ra dần dần của “Lý tính”, đi đến một kết thúc khi tất cả các mâu thuẫn nội tại trong tư tưởng con người cuối cùng được giải quyết.
    Thuyết duy vật lịch sử của Marx là một sự đảo ngược nổi tiếng của triết học của Hegel. Đối với Marx, lịch sử là một sự kế tiếp của các hệ thống kinh tế và chính trị, hay “các phương thức sản xuất” theo như lời Marx. Khi sự đối mới kĩ thuật và những cách tổ chức sản xuất mới dẫn tới sự cải thiện khả năng của xã hội trong việc đáp ứng các nhu cầu vật chất của con người, một phương thức sản xuất mới ra đời. Trong mỗi phương thức sản xuất mới, hệ thống chính trị và pháp lý, cũng như các giá trị và thực tiễn đạo đức và tôn giáo chi phối sẽ phản ánh lợi ích của những người kiểm soát hệ thống sản xuất mới. Marx tin rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai đoạn áp chót của lịch sử con người. Năng lực sản xuất được giải phóng nhờ công nghệ mới trong chủ nghĩa tư bản cuối cùng đi đến mâu thuẫn với chính chủ nghĩa tư bản như là một hệ thống kinh tế và chính trị, mà đặc điểm chính của nó là không hiệu quả, bất ổn, và bất công. Marx dự đoán rằng những thiếu sót này chắc chắn sẽ dẫn đến cách mạng, và sau đó là sự thiết lập xã hội cộng sản. Giai đoạn cuối cùng này của sự phát triển của con người sẽ là giai đoạn sung túc vật chất, và tự do và bình đẳng thực sự cho tất cả.
    Theo Popper, dù họ bất đồng về cơ chế quyết định sự tiến hóa của xã hội con người, cả Marx và Hegel, giống như Plato, là các những người theo chủ nghĩa lịch sử bởi vì họ tin rằng các luật phi lịch sử chi phối lịch sử con người. Đối với Popper, đây là điểm mấu chốt, và cũng là sự sai lầm và mối nguy hiểm hàng đầu.
    Theo Popper, khuyết điểm sâu xa về mặt phương pháp luận của chủ nghĩa lịch sử đó là những người theo chủ nghĩa lịch sử nhìn nhận một cách sai lầm rằng mục tiêu của các khoa học xã hội là dự báo lịch sử - dự báo tiến trình chung của lịch sử. Nhưng theo Popper, một sự dự báo như vậy là không thể. Ông đưa ra hai luận điểm mà ông nói sẽ giải thích cho tính không thể này. Thứ nhất là một luận điểm logic ngắn gọn: tri thức của con người tăng lên và thay đổi theo thời gian, và tri thức này một lần nữa ảnh hưởng đến các sự kiện xã hội. (Tri thức đó có thể là một lý thuyết khoa học, một lý thuyết xã hội, hay một ý tưởng đạo đức hoặc tôn giáo). Vì vậy, chúng ta không thể dự đoán những điều mà chúng ta sẽ biết trong tương lai, do đó chúng ta không thể dự đoán tương lai. Bao lâu chúng ta thừa nhận là tri thức ảnh hưởng đến các hành vi xã hội và tri thức thức thay đổi theo thời gian- hai giải thiết mà Poppes xem như là không thể chối cãi được – thì quan điểm cho rằng chúng ta có thể dự đoán được tương lai là không đúng và vì vậy chủ nghĩa lịch sử bị bác bỏ. Luận điểm này, cần lưu ý là, cũng phản ánh quan điểm của Popper cho rằng vũ trụ không phải một hệ thống tất định: nghĩa là, ông tin rằng các điều kiện và quy luật tự nhiên không hoàn toàn quyết định theo kiểu nhân quả đối với tương lai, trong đó bao gồm các tư tưởng và hành động của con người. Ông nói vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ “mở”.
    Luận điểm thứ hai của Popper chống lại khả năng dự đoán lịch sử tập trung vào vai trò của các quy luật trong sự giải thích xã hội. Theo Popper, những người theo chủ nghĩa lịch sử tin tưởng một cách sai lầm rằng khoa học xã hội đúng đắn phải là một dạng “lịch sử lý thuyết” trong đó mục đích là để khám phá ra các quy luật phát triển của lịch sử dùng để giải thích và dự đoán tiến trình lịch sử. Theo Popper điều này thể hiện một sự hiểu sai căn bản về các quy luật khoa học. Trong thực tế, Popper cho rằng, không có những thứ như quy luật về sự phát triển của lịch sử. Nghĩa là, không có các quy luật phi lịch sử quyết định sự chuyển dịch từ một giai đoạn lịch sử này sang một giai đoạn kế tiếp. Sự thất bại để hiểu tại sao lại như vậy thể hiện một lỗi triết học xâu xa. Popper cho rằng, có thể có các quy luật xã hội học chi phối hành vi của con người trong các hệ thống hay thiết chế xã hội cụ thể. Chẳng hạn, quy luật cung cầu là một dạng quy luật xã hội chi phối kinh tế thị trường. Nhưng tiến trình tương lai của lịch sử không thể dự đoán được và, cụ thể là, các quy luật chi phối đường đi chung của lịch sử là không tồn tại. Popper không phủ nhận rằng có thể có các xu hướng lịch sử - xu hướng hướng đến tự do và bình đẳng, giàu có hơn hay công nghệ tốt hơn, tuy nhiên không giống các quy luật thực sự, những xu hướng luôn luôn phụ thuộc vào các điều kiện nào đó. Khi có sự thay đổi các điều kiện thì các xu hướng thay đổi hoặc biến mất. Một xu hướng hướng đến sự tự do hay tri thức lớn hơn có thể bị gián đoạn bởi sự bùng nổ của một bệnh dịch lớn hay sự xuất hiện một công nghệ mới mà khuyến khích các chế đội toàn trị. Popper thừa nhận là trong một số trường hợp nào đó các nhà khoa học tự nhiên có thể dự đoán tương lai – ngay cả tương lai xa – với một sự chắc chắn, như trong trường hợp của thiên văn học. Nhưng sự thành công này của việc dự đoán dài hạn chỉ có thể xảy ra trong các hệ thống vật lý mà “biệt lập, tĩnh và mang tính chu kì”, như hệ  thống mặt trời. Tuy nhiên, các hệ thống xã hội không bao giờ là biệt lập và tính tại.
    d. Công nghệ xã hội không tưởng
    Theo Popper, chủ nghĩa lịch sử với tư cách như là một khoa học xã hội chứa nhiều khuyết điểm to lớn. Và ông cũng lập luận rằng nó gây ra nguy hiểm cho chính trị và nguy hiểm này bắt nguồn từ sự liên minh tự nhiên và gần gũi của chủ nghĩa lịch sử với điều mà Popper gọi là “công nghệ xã hội không tưởng”. Một sự tổ chức về mặt xã hội “nhắm đến tái tạo lại “toàn bộ xã hội” theo các kế hoạch cụ thể”, trái với sự tổ chức xã hội nhắm đến những sự điều chỉnh dần dần và có giới hạn. Popper thừa nhận là sự liên minh giữa chủ nghĩa lịch sử và công nghệ không tưởng là “khá xa lạ”. Bởi vì những người theo chủ nghĩa lịch sử tin rằng các quy luật quyết định tiến trình của lịch sử, và từ điểm nhìn này của họ, thì rút cuộc sẽ là vô nghĩa khi cố gắng để thiết kế cho sự thay đổi xã hội. Cũng như một nhà khí tượng học có thể dự đoán thời tiết, nhưng không thể thay đổi nó, niềm tin tương tự được giữ bởi các nhà khoa học xã hội, và những người theo chủ nghĩa lịch sử. Họ có thể dự đoán sự phát triển của xã hội trong tương lai, như không tác động hay thay đổi chúng. Do đó chủ nghĩa lịch sử chống lại công nghệ không tưởng – hay thậm chí chống lại tất cả mọi sự kế hoạch xã hội. Vì lý do này Marx bác bỏ nỗ lực thiết kế một hệ thống xã hội chủ nghĩa; trong thực tế ông cười nhạo các dự án như vậy như là “không tưởng”. Tuy nhiên, Popper nhấn mạnh là, sự nối kết giữa chủ nghĩa lịch sử và công nghệ không tưởng vẫn còn rất mạnh. Tại sao?
    Thứ nhất, chủ nghĩa lịch sử và công nghệ không tưởng chia sẽ một sự nối kết đến chủ nghĩa không tưởng. Những nhà không tưởng tìm cách thiết lập một nhà nước lý tưởng, nhà nước mà mọi xung đột xã hội được giải quyết và các mục đích tối hậu của con người - như  tự do, bình đẳng, hạnh phúc thực sự - là được hiện thực hóa một cách đầy đủ. Để đạt được mục đích cuối cùng này đòi hỏi sự cải tạo cấp tiến xã hội hiện tại và do đó đưa đến nhu cầu cho một công nghệ xã hội không tưởng. Nhiều phiên bản của chủ nghĩa lịch sử có xu hướng hướng đến chủ nghĩa không tưởng. Như đã được lưu ý ở trên, cả lý thuyết lịch sử của Marx và Hegel dự đoán một sự kết thúc của lịch sử trong đó mọi mâu thuẫn xã hội sẽ được giải quyết vĩnh viễn. Thứ hai, cả chủ nghĩa lịch sử và công nghệ xã hội không tưởng đều có xu hướng kết hợp với thuyết toàn thể. Popper nói rằng, những người theo chủ nghĩa lịch sử, giống như các kĩ sư không tưởng, tin tưởng rẳng “xã hội như một toàn bộ” là đối tượng thích hợp của sự nghiên cứu khoa học. Đối với những người theo chủ nghĩa lịch sử, xã hội phải được nhìn nhận từ một toàn thể, và để hiểu các sức mạnh sâu xa đang di chuyển toàn bộ xã hội, bạn phải hiểu các quy luật lịch sử. Do đó từ sự dự đoán của những người theo chủ nghĩa lịch sử về một xã hội không tưởng đang đến, và nhận thức của họ về các xu hướng lịch sử sẽ mang nó về, và dẫn đến có thể kích thích họ cố gắng can thiệp vào tiến trình đó và do vậy, như Marx nói, để “ làm giảm bớt sự đau đớn” đi cùng với sự ra đời của trật tự xã hội mới này. Vì vậy trong khi một chủ nghĩa lịch sử kiên định về mặt triết lý dường như dẫn đến một sự thờ vơi với chính trị, nhưng thực tế là những người theo chủ nghĩa lịch sử thường không thể chống lại sự can dự vào chính trị. Ngoài ra, Popper còn lưu ý là ngay cả những phiên bản ít cấp tiến hơn của chủ nghĩa lịch sử, như phiên bản của Plato, cho phép sự can thiệp của con người. 
    Popper cho rằng công nghệ không tưởng, dù có vẻ lôi cuốn bề ngoài, là một sự sai lầm tai hại: nó chắc chắn dẫn đến vô số những hệ quả không dự định và không mong muốn. Thế giới xã hội là quá phức tạp, và hiểu biết của chúng ta về nó quá hạn chế, vì vậy tác động của bất cứ sự thay đổi áp đặt như vậy cho nó, đặc biệt là sự thay đổi trên phạm vi lớn, không bao giờ có thể thấy trước được. Nhưng, bởi vì niềm tin không có cơ sở đối với những sự tiên tri về mặt lịch sử này, nên các kĩ sư không tưởng sẽ được trang bị rất kém về mặt phương pháp luận để giải quyết các vấn đề thực tế. Các hệ quả không định trước sẽ không thể dự đoán, và anh ta sẽ buộc phái phản ứng với chúng theo cách bừa bãi và thiếu hiểu biết: “Những sự thay đổi tổng thể càng lớn, thì hậu quả không mong đợi và không định trước càng lớn, thúc ép lên các kĩ sư không tưởng các thủ đoạn ứng phó từng phần. Một nguyên nhân đặc biệt quan trọng của những hệ quả không được định trước là các kĩ sư không tưởng mù quáng về cái mà Popper gọi là “nhân tố con người” trong tất cả những đề án thể chế. Các thiết chế không bao giờ chi phối hoàn toàn các hành vi cá nhân, nhưng sự lựa chọn và tính cách của họ sẽ đảm bảo cho điều này. Dù một thiết chế được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận đến đâu, thì thực tế là các thiết chế được khi chứa đầy với con người đưa đến một mức độ nào đó của sự không thể dự đoán được trong các hoạt động của họ. Nhưng thuyết toàn thể của những người theo chủ nghĩa lịch sử dẫn họ đi đến tin rằng các cá nhân chỉ đơn thuần là các con tốt trong hệ thống xã hội, bị chi phối bởi các sức mạnh xã hội lớn hơn bên ngoài tầm kiểm soát của họ. Ảnh hưởng của những nhân tố này là các kĩ sư xã hội không tưởng chắc chắn bị buộc phải cố gắng để thay đổi chính bản chất con người trong nỗ lực biến đổi xã hội của họ. Sự kế hoạch xã hội của họ “thay thế cho yêu cầu là chúng ta xây dựng một xã hội mới, phù hợp cho đàn ông và đàn bà sống, là đòi hỏi chúng tôi phải “khuân đúc” những đàn ông và đàn bà này phù hợp với xã hội mới”.
    Để đạt được một sự khuân đúc như vậy đòi hỏi một sức mạnh toàn thể và đáng sợ và vì vậy theo cách này công nghệ không tưởng hướng đến chế độ độc tài toàn trị kinh khủng nhất. Nhưng đây không chỉ là lý do duy nhất mà công nghệ không tưởng và sự chuyên chế liên minh với nhau. Sự kế hoạch hóa trung ương chắc chắn đòi hỏi sự tập trung quyền lực vào tay một số ít, thậm chí là một. Đây là lý do tại sao chính các dự án không tưởng khiến cho chế độ dân chủ đi đến chế độ toàn trị. Các xã hội toàn trị một lần nữa lại thù địch với bất cứ sự phê phán công khai nào, vì vậy lấy đi khỏi những nhà làm kế hoạch những phản hồi cần thiết về ảnh hưởng của các chính sách của họ, và điều này làm suy giảm hơn nữa tính hiệu quả của công nghệ không tưởng. Ngoài ra, Popper còn lập luận rằng chủ nghĩa lịch sử của những nhà kế hoạch không tưởng làm cho họ thờ ơ với sự đau khổ mà kế hoạch của họ gây ra. Tin là những gì mình tin tưởng chắc chắn dẫn đến xã hội không tưởng, tất cả họ dễ dàng chấp nhận sự đau khổ như là một phần tất yếu của quá trình đó, và hơn nữa, họ sẽ đi đến thấy rằng những đau khổ như vậy sẽ được bù đắp bởi những lợi ích theo sau khi mà xã hội không tưởng đạt đến.
    Thảo luận của Popper về công nghệ không tưởng và mối liên kết của nó với chủ nghĩa lịch sử là khá trừu tượng. Các phê phán của ông thường nhắm đến những người theo chủ nghĩa lịch sử và các nhà kế hoạch không tưởng điển hình hơn là các nhân vật trong lịch sử hay đương đại. Sự miễn cưỡng chỉ tên này gây ngạc nhiên, dù sau đó chính Popper phát biểu là các thảm họa chính trị của những năm 1930 và 1940 là động lực khiến ông đi vào lĩnh vực triết học chính trị. Chính xác thì ai là người mà Popper nghĩ chịu trách nhiệm cho sai lầm của khoa học xã hội? Độc giả đương đại nếu quen thuộc với lịch sử thế kỉ 20 chắc chắn nghĩ rằng Popper đang nói đến sự kinh khủng của Liên xô khi ông thảo luận về sự kế hoạch hóa không tưởng. Thực vậy, các nỗ lực biến Liên xô thành một xã hội hiện đại – các “kế hoạch năm lăm”, công nghiệp hóa nhanh chóng, tập thể hóa nông nghiệp, ….dường như chứa tất cả các đặc điểm của công nghệ không tưởng. Họ được cung cấp cho công cụ là chủ nghĩa lịch sử và chủ nghĩa không tưởng của Marx, thông qua kế hoạch hóa tập trung hướng đến một sự tái tạo lại toàn bộ xã hội Nga, và thậm chí tìm cách tạo ra những con người mới – “con người Xô viết mới” – thông qua sự tuyên truyền và truyền thông. Tuy nhiên, các kế hoạch không tưởng đã gây ra những kết quả chết chóc mà Popper mô tả. Liên xô biến đổi thành một nhà nước độc tài tàn bạo dưới thời Stalin, những sự chỉ trích lãnh đạo và các chương trình của họ bị đàn áp dã man, và các dự án xã hội tham vọng khác gây ra các hệ quả không mong muốn to lớn. Chẳng hạn, tập thể hóa nông nghiệp dẫn đến sự giảm đột ngột sản lượng và khiến 10 triệu người bị chết, một phần từ các hệ quả không định trước do thiếu đó và một phần là sự phản ứng tức thì của lãnh đạo Liên xô gây ra sự chết cho những người nông dân. Tuy nhiên, khi viết Sự nghèo nànXã hội mở, Popper xem các kinh nghiệm Xô viết, ít nhất là các kinh nghiệm thời kì đầu, như là một ví dụ về sự kế hoạch xã hội từng phần hơn là kiểu kế hoạch không tưởng. Sự lạc quan này của ông không nghi ngời gì được giải thích một phần bởi niềm tin của ông lúc đó là cách mạng Nga là một sự kiện tiến bộ, và ông miễn cưỡng khi chỉ trích Liên xô. Một lý do nữa là, sự kinh khủng của các thử nghiệm xã hội ở Liên xô không được biết đến rộng rãi. Ngoài ra, Liên xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 là một phần của liên minh chông phát xít, điều mà Popper thấy như một mối đe dọa lớn hơn cho con người. Trong thực tế, ban đầy Popper xem chủ nghĩa toàn trị như là một hiện tượng hoàn toàn cánh hữu. Tuy nhiên, sau đó ông trở thành một đối thủ công khai đối với chủ nghĩa cộng sản kiểu Sô viết, và ông dành tặng quyển sách xuất bản năm 1957, Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử để tưởng nhớ đến vô số người đàn ông, phụ nữ, và trẻ con thuộc mọi tín ngưỡng, quốc gia, chủng tộc mà đã là nạn nhân của phát xít và cộng sản, những kẻ vào Những quy luật không thể thay đổi được của vận mệnh lịch sử.
    2. Tự do, Dân chủ và Xã hội mở
    Với việc khám phá ra điều mà ông tin là sức mạnh tâm lý căn bản tiếp tay cho chủ nghĩa toàn trị (sự căng thẳng của văn minh) cũng như các tư tưởng triết học sai lầm (chủ nghĩa lịch sử, thuyết toàn thể, thuyết bản chất), Popper đưa ra sự giải thích của riêng ông về các giá trị và thiết chế cần thiết để duy trì xã hội mở trong thế giới đương đại. Ông xem các nền dân chủ tự do của Phương tây như các xã hội mở và bảo vệ chúng bởi vì chúng là “thế giới chính trị tốt nhất trong tất cả các thế giới chính trị từng tồn tại mà chúng ta biết đến”. Theo Popper, các giá trị của chúng chủ yếu dựa trên sự tự do cá nhân mà chúng cho phép và các khả năng để tự hiểu chỉnh một cách hòa bình theo thời gian. Điều mang đến cho khái niệm về một xã hội mở sự thú vị không nằm nhiều ở tính độc đáo của hệ thống chính trị mà Popper đề nghị, mà đúng hơn là ở các cơ sở mới mẻ mà từ đó ông phát triển và bảo vệ tầm nhìn chính trị của mình. Lập luận của Popper cho xã hội dân chủ và tự do có gốc rễ trong một nhận thức luận và một cách hiểu đặc biệt về phương pháp khoa học. Ông cho rằng tất cả tri thức, bao gồm tri thức về thế giới xã hội là phỏng đoán, và sự tự do và tiến bộ xã hội kì cùng phụ thuộc vào một phương pháp khoa học, đó là phương pháp thử và sai đối với việc xây dựng các thiết chế. Các xã hội dân chủ tự do đều sở hữu và thúc đẩy cách hiểu này về tri thức và khoa học.
    a. Nền dân chủ tối thiểu
    Quan điểm của Popper về dân chủ (vai trò của người dân) là khá đơn giản, dù không đơn giản thái quá, và mang tính tối thiểu. Bác bỏ câu hỏi Ai sẽ cai trị? như là câu hỏi căn bản của lý thuyết chính trị, ông đề nghị một câu hỏi mới: “Chúng ta nên tổ chức các thiết chế chính trị như thế nào để ngăn chặn những kẻ cai trị kém cỏi hay xấu xa gây ra quá nhiều thiệt hại cho xã hội? Popper nói đây là một câu hỏi căn bản về thiết kế thể chế. Dân chủ là dạng hệ thống chính trị tốt nhất bởi vì nó đi một con đường dài để giải quyết các vấn đề, như thông qua cung cấp các biện pháp phi bạo lực, đúng quy tắc để tống khứ những kẻ cai trị kém cỏi – cụ thể là bằng cách bỏ phiếu để loại bỏ họ khỏi vị trí. Đối với Popper, giá trị của dân chủ không nằm trong sự kiện là người dân nắm giữ quyền tối cao. Hay đúng hơn là, Popper bảo vệ dân chủ chủ yếu trên nền tảng thực dụng hay kinh nghiệm, không phải trên nền tảng bản chất luận, tức cho rằng dân chủ là sự cai trị bởi người dân như định nghĩa hay trên nền tảng cho rằng sự tham dự của người dân trong nền dân chủ là có giá trị nội tại. Với cách tiếp cận này, Popper lẩn tránh hoàn toàn việc phải đối mặt với các câu hỏi truyền thống về dân chủ, như …Cơ sở của Quyền tối cao của người dân là gì? Ai, một cách chính xác, sẽ được coi là “người dân”? Họ được đại diện như thế nào? Đối với Popper, vai trò của người dân đơn giản chỉ là cung cấp một cách đúng quy cách và phi bạo lực để tống khứ những kẻ lãnh đạo kém cỏi, thối nát và lạm quyền.
    Popper dành tương đối ít tâm trí cho việc thiết kế các thiết chế dân chủ cho phép người dân loại bỏ các lãnh đạo của họ hay ngăn cản họ làm những điều tai hại. Tuy nhiên ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết chế kiểm soát và cân bằng trong hệ thống chính trị. Các xã hội dân chủ phải tìm cách “kiểm soát về mặt thể chế đối với những người cai trị thông qua sự cân băng quyền lực của họ với quyền lực của người khác”. Ý tưởng này, vốn là bộ phận chính của “khoa học mới” của chính trị học ở thế kỉ 18, được trình bày nổi tiếng nhất bởi James Madison trong tập Liên bang số 51. James Madison viết “Không nghì ngờ gì nữa, sự tín nhiệm của người dân là sự kiểm soát chính đối với chính quyền”, “nhưng kinh nghiệm đã dạy con người về sự cần thiết của việc phòng ngừa thêm”. Nghĩa là, chính quyền phải được thiết kế để “tham vọng phải được cân bằng bởi tham vọng”. Popper cũng bảo vệ hệ thống hai đảng, như ở Mỹ và Anh, là tốt hơn hệ thống đại diện theo tỉ lệ; ông lập luận rằng trong hệ thống hai đảng cử tri có thể dễ dàng đưa ra sự tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm cho một đảng phái cụ thể, tức là, đảng nắm quyền ở thời điểm bầu cử. Điều này một lần nữa thúc đẩy sự tự phê phán trong đảng thất bại: “trong một hệ thống như vậy … các đảng phái luôn luôn phải học hỏi từ các thất bại của mình”. Vì những lý do này, chính quyền trong hệ thống hai đảng phản ánh tốt hơn quá trình thử và sai trong khoa học, dẫn đến các chính sách công tốt hơn. Trái lại, Popper lập luận rằng các hệ thống đại diện theo tỉ lệ tạo ra đa đảng và các chính phủ liên minh trong đó không một đảng nào một mình kiểm soát chính quyền. Điều này làm khiến cho cử tri khó xác định trách nhiệm đối với các chính sách công và do đó các cuộc bầu cử ít í nghĩa và chính phủ ít có trách nhiệm.
    Điều quan trọng là, lý thuyết dân chủ của Popper không tin tưởng vào một cộng đồng khôn ngoan và hiểu biết. Thâm chí nó không đòi hỏi cộng đồng, dù kém hiểu biết, thực hành một dạng khôn ngoan tập thể. Trong thực tế, Popper rõ ràng bác bỏ vox populi vox dei như là một “thần thoại cổ điển”. Popper viết, “Chúng ta là những người dân chủ không bởi vì đa số luôn luôn có quyền, nhưng bởi vì các truyền thống dân chủ là truyền thống ít xấu xa hơn mà chúng ta biết”. Các xã hội dân chủ cho phép sự thay đổi chính quyền mà không đổ máu. Tuy nhiên Popper bày tỏ hi vọng là công luận và các thiết chế ảnh hưởng đến nó (đại học, báo chí, đảng phái, truyền hình …) có thể trở nên duy lý hơn theo thời gian thông qua sử dụng sự thảo luận phê phán khoa học – nghĩa là, sẵn sàng để các ý tưởng chịu sự phê phán của cộng đồng và lắng nghe các quan điểm của người khác.
    b. Công nghệ xã hội từng phần
    Vì vậy vai trò chính của công dân trong nền dân chủ của Popper là một vai trò nhỏ (tối thiểu) nhưng quan trọng đó là loại bỏ những kẻ lãnh đạo tồi. Nếu vậy chính sách công nên được tạo ra và thực hiện như thế nào? Ai sẽ tạo ra nó? Mục đích của nó là gì? Ở đây Popper giới thiệu khái niệm “công nghệ xã hội từng phần”, công nghệ mà ông đề nghị như là một cách tiếp cận tốt hơn công nghệ xã hội không tưởng đề cập ở trên. Popper nói, không giống như công nghệ công tưởng, công nghệ xã hội từng phần phải ở “phạm vi nhỏ”, tức là cải cách xã hội nên tập trung vào sự thay đổi một thiết chế ở một thời điểm. Tương tự, trong khi công nghệ không tưởng nhắm đến các mục tiêu quá cao và trừu tượng (như, công bằng hoàn toàn, bình đẳng thực sự, một dạng hạnh phúc cao hơn), công nghệ xã hội từng phần tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể (như, nghèo đói, bạo lực, thất nghiệp, xuống cấp của môi trường, bất bình đẳng thu nhập). Nó thực hiện như vậy thông qua tạo ra các thiết chế mới hay thiết kế lại các thiết chế hiện tại. Những thiết chế mới này được thử nghiệm thông qua thực tế và được thay đổi phù hợp và liên tục theo các hệ quả của nó. Các thiết chế có thể trải qua một sự cải thiện dần dần theo thời gian và những khuyết tật của xã hội dần được giảm bớt. Popper so sánh công nghệ xã hội từng phần với công nghệ kĩ thuật. Cũng như các kĩ sư kĩ thuật cải tiến chiếc máy thông qua một loạt các điều chỉnh nhỏ cho tới mô hình hiện tại, các kĩ sư xã hội cải thiện dần dần các thiết chế xã hội thông qua “sửa chữa từng phần”. Bằng các này, “phương pháp từng phần cho phép các kinh nghiệm được lặp lại và sự điều chỉnh liên tục”. Popper nói rằng, chỉ với các kinh nghiệm xã hội như vậy mới có thể cung cấp sự phản hồi chắc chắn cho các nhà kế hoạch xã hội. Trái lại, như đã thảo luận ở trên, cải cách xã hội mà thực hiện ở phạm vi rộng, phức tạp cao và liên quan đến nhiều thiết chế sẽ tạo ra các kinh nghiệm mà rất khó để xác định nguyên nhân và kết quả. Các nhà kế hoạch không tưởng với một tham vọng quá mức, tin tưởng một cách sai lầm và bi kịch rằng họ sở hữu những tri thức kinh nghiệm chắc chắn về sự vận động của xã hội. Nhưng “các kĩ sư từng phân biết rằng, giống như Socrates, họ biết rất ít. Anh ta biết chúng ta chỉ có thể học hỏi từ những thất bại của chúng ta”.
    Do đó, cũng như với sự bảo vệ của ông đối với các cuộc bầu cử trong một nền dân chủ, lập luận của Popper cho công nghệ xã hội từng phần chủ yếu dựa trên sự tương thích của nó với phương pháp thử và sai của khoa học tự nhiên: một lý thuyết được đề nghị và kiểm nghiệm, các sai lầm của lý thuyết được phát hiện và loại bỏ, và một lý thuyết mới, được cải tiến hơn xuất hiện, bắt đầu một chu kì mới. Thông qua công nghệ từng phần, quá tình tiến bộ xã hội sẽ song song với sự tiến bộ của khoa học. Thực vậy, Popper nói rằng công nghệ xã hội từng phần là cách tiếp cận duy nhất cho chính sách công mà có thể coi là thực sự khoa học: “ Điều này – và không phải là sự kế hoạch không tưởng hay tiên tri lịch sử - giới thiệu phương pháp khoa học vào trong chính trị, vì toàn bộ bí mật của phương pháp khoa học đó là một sự sẵn sàng để học hỏi từ những sai lầm”.
    c. Thuyết công lợi tiêu cực
    Nếu các kĩ sư công nghệ xã hội từng phần nhắm đến các vấn đề xã hội cụ thể, thì tiêu chuẩn mà họ sử dụng để quyết định vấn đề nào là cấp bách nhất là gì? Ở đây Popper giới thiệu một khái niệm mà ông gọi là “thuyết công lợi tiêu cực”, cho rằng mục đích chính của chính trị là giảm bớt sự đau khổ hơn là gia tăng hạnh phúc. Ông viết “quan điểm của tôi” là “bất hạnh của con người là vấn đề cấp bách nhất đối với một chính sách công duy lý”. Ông đưa ra một vài luận điểm ủng hộ quan điểm này.
    Thứ nhất, ông cho rằng không có sự cân xứng về mặt đạo đức giữa đau khổ và hạnh phúc: “theo quan điểm của tôi .. sự đau khổ mang đến một sự kêu gọi trực tiếp về mặt đạo đức, cụ thể là, kêu gọi cho sự giúp đỡ, trong khi không có một sự kêu gọi tương tự để gia tăng hạnh phúc của một người đang sống tốt”.
    Với việc lập luận chống lại điều mà ông gọi là “chủ nghĩa công lợi tích cực”, Popper nhấn mạnh sự nguy hiểm của chủ nghĩa không tưởng. Các nỗ lực gia tăng hạnh phúc, đặc biệt khi được hướng dẫn bởi một số ý tưởng về sự hạnh phúc hoàn hảo, là chắc chắn dẫn tới các dự án chính trị không tưởng tai hại. “Nó chắc chắn dẫn đến các nỗ lực áp đặt các giá trị “cao hơn” của chúng ta lên người khác, để làm cho họ nhận ra điều mà đối với chúng ta dường như là quan trọng nhất cho hạnh phúc của họ; để bảo vệ tâm hồn hộ. Điều đó dẫn đến chủ nghĩa không tưởng và chủ nghĩa lãng mạn”. Ngoài ra, những dự án như vậy là nguyên hiểm bởi vì chúng có xu hướng bảo chữa cho các biện pháp cực đoan, bao gồm sự đau khổ kinh khủng mà con người phải chịu ở hiện tại, như là các biện pháp cần thiết để đảm bảo hạnh phúc lớn hơn trong tương lai. “Chúng ta không được cho rằng sự bất hạnh của một thế hệ có thể được coi như là một phương tiện thuần túy để đạt được mục đích đảm bảo hạnh phúc vĩnh cử của các thế hệ sau đó”. Hơn nữa, những dự án như vậy sẽ thất bại, vì những kết quả không được định trước của việc tổ chức xã hội và sự mâu thuẫn không thể hòa giải được của các giá trị tối cao của con người như tự do, bình đẳng, và hạnh phúc. Do đó, bác bỏ của Popper đối với thuyết công lợi tích cực trở thành một phần của một sự phê phán rộng hơn đối với công nghệ xã hội không tưởng, trong khi sự ủng hộ của ông đối với thuyết công lợi tiêu cực có quan hệ chặt chẽ với sự ủng hộ của ông đối với công nghệ xã hội từng phần. Đó là công nghệ từng phần cung cấp một cách tiếp cận thích hợp để giải quyết các nguyên nhân cụ thể và có thể xác định được đối với sự đau khổ của thế giới.
         Cuối cùng, Popper đề nghị một luận điểm thực dụng rằng cách tiếp cận công lợi tiêu cực “góp phần làm sáng tỏ lĩnh vực đạo đức học” bằng cách yêu cầu “chúng ta xây dựng các yêu cầu tiêu cực”. Popper nói, hiểu một cách đúng hơn, mục đích của khoa học là “loại bỏ các lý thuyết sai lầm….hơn là đạt được các chân lý đã định”. Tương tự, các chính sách đạo đức công có thể mang lại lợi ích bằng cách hướng đến “loại bỏ sự đau khổ hơn là gia tăng hạnh phúc”. Popper nghĩ rằng việc giảm bớt sự đau khổ cung cấp một mục tiêu rõ ràng hơn đối với các chính sách công hơn là đuổi theo sau mục tiêu gia tăng hạnh phúc không bao giờ có điểm dừng. Ngoài ra, ông cho rằng, sẽ dễ dàng để đạt được sự đồng thuận chính trị đối với việc chống lại đau khổi hơn là gia tăng hạnh phúc, do đó làm cho các chính sách công hiệu quả hơn. “Vì những con đường mới của hạnh phúc là những thứ lý thuyết, không có thực, nên rất khó để có thể có một quan liệm chính xác. Nhưng sự bất hạnh là có thể hiểu được với chúng ta, ở đây và ngay bây giờ. Tất cả chúng ta biết về nó từ kinh nghiệm”. Popper kêu gọi cho một chính sách công mà nhắm đến giảm bớt những nguồn gốc đau khổ được tất cả mọi người cảm thấy và đồng ý một cách phổ quát như “nghèo đói, thất nghiệp, đán áp, chiến tranh, bệnh tật”.
    d. Dân chủ, Bảo thủ or Dân chủ xã hội?
    Tư tưởng chính trị của Popper dường như phù hợp nhất với trường phái tự do, hiểu theo nghĩa rộng. Lý tính, khoan dung, bất bạo động và tự do cá nhân là các giá trị trung tâm trong tư tưởng chính trị của Popper, và như chúng ta đã thấy, ông coi các xã hội dân chủ tự do hiện đại là sự thể hiện tốt nhất của một xã hội mở. Nhưng, chính xác hơn, thì ông đứng ở đâu trong chủ nghĩa tự do? Tư tưởng của Popper rất khó để phân loại, vì nó bao gồm các bộ phận của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, và chủ nghĩa xã hội – và, thực vậy, đại diện của mỗi trường phái này đều tuyên bố ông đứng về phía họ.
    Lập trường của Popper đối với chủ nghĩa tự do chủ yếu dựa trên sự nhấn mạnh của ông đối với sự tự do và thù địch với sự kế hoạch hóa tập trung trên phạm vi lớn. Ông nhấn mạnh rằng sự tự do – hiểu như là tự do cá nhân – là giá trị chính trị quan trọng nhất và các nỗ lực để áp đặt sự công bằng có thể dẫn đến sự chuyên chế. Ông viết “tự do là quan trọng hơn công bằng” và “nỗ lực để hiện thực hóa công bằng gây nguy hiểm cho tự do”. Popper cũng nhận được sự khâm phục rất lớn từ Friedrich Hayek, một nhà kinh tế học tự do của trường phái kinh tế Áo, người đã chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các ý tưởng phê phán đối với sự kế học hóa tập trung của Popper. Tuy nhiên, Popper cũng tán thành nhiều quan điểm mà đối với những người theo chủ nghĩa tự do là đáng ghét. Mặc dù ông thừa nhận “lợi ích to lớn có được từ cơ chế thị trường tự do,” nhưng dường như ông xem sự tự do kinh tế là quan trọng chủ yếu vì chức năng công cụ của nó trong việc mang lại sự thịnh vượng hơn là có một mục đích quan trọng tự thân. Ngoài ra, ông cảnh báo những nguy hại của chủ nghĩa tư bản vô độ, thậm chí tuyên bố là “sự bất công và phi nhân tính của hệ thống tư bản vô độ được mô tả bởi Marx đã không được tra vấn”. Do đó nhà nước phải phục vụ như là một lực lượng chống lại sự ăn thịt của sức mạnh kinh tế tập trung: “Chúng ta phải xây dựng các thiết chế xã hội, được củng cố bằng quyền lực của nhà nước, để bảo vệ cho kẻ yếu về mặt kinh tế khỏi kẻ mạnh về mặt kinh tế”. Điều này có nghĩa là “nguyên tắc không can thiệp, đối với một hệ thống kinh tế tự do vô độ, phải bị bãi bỏ” và được thay thế bởi “chủ nghĩa can thiệp kinh tế”. Một sự can thiệp như vậy, mà ông gọi là “chủ nghĩa bảo vệ” sẽ được thực hiện thông qua công nghệ xã hội từng phần vốn được thảo luận ở trên. Tầm nhìn top – down và kĩ trị này rất khó hòa giải với chủ nghĩa tự do, mà các thành viên của nó, theo sau Hayek, có xu hướng đi đến tin rằng một công nghệ xã hội như vậy là phản tác dụng, và dẫn đến sự mở rộng quyền lực nhà nước, gia tăng nguy cơ đối với tự do cá nhân.
    Chính vai trò can thiệp này của nhà nước thể hiện rõ nhất thành phần xã hội chủ nghĩa trong lý thuyết chính trị của Popper. Trong tự truyện của ông Sự truy vấn không ngừng, Popper nói rằng ông từng là một nhà Marxit khi còn trẻ, nhưng sau đó đã rời bỏ học thuyết này vì điều mà ông thấy như là tính giáo điều và bạo lực của nó. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội vẫn còn hấp dẫn đối với ông, và ông vẫn còn là người theo chủ nghĩa xã hội trong “một vài năm” sau khi rời bỏ chủ nghĩa Marx. Ông viết “Không có gì có thể tốt hơn là sống một cuộc sống tự do, giản dị, và khiêm tốn trong một xã hội quân bình”. Tuy nhiên, cuối cùng ông kết luận là chủ nghĩa xã hội “chỉ là một giấc mơ đẹp”, giấc mơ bị bỏ dở vì sự xung đột giữa tự do và bình đẳng.
    Nhưng dù Popper thấy những nỗ lực không tưởng để tạo ra một sự bình đẳng kinh tế và xã hội thực sự là nguy hiểm và chắc chắn thất bại, song ông tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của nhà nước để giảm bớt và thậm chí lợi bỏ những ảnh hưởng xấu của chủ nghĩa tư bản. Như đã thấy ở trên, đó là việc ông ủng hộ việc sử dụng công nghệ xã hội từng phần để giải quyết các vấn đề đói nghèo, thất nghiệp, bệnh tật và “sự khác biệt giai cấp cứng”. Và rõ ràng là, đối với ông, các giải pháp cho những vấn đề này không cần là các giải pháp hướng đến thị trường. Ví dụ, ông lên tiếng ủng hộ thiết lập một thu nhập tối thiểu cho tất cả các công dân như là một phương tiện để giảm bớt nghèo đói. Dường như sau đó lý thuyết chính trị của ông khi áp dụng vào trong thực tế sẽ tạo ra một xã hội khá giống với các nền dân chủ xã hội ở Bắc âu, với các chương trình phúc lợi xã hội rộng rãi hơn và sự điều tiết lớn hơn vào công nghiệp, hơn ở Mỹ, với chủ nghĩa tư bản tự do hơn và các chương trình phúc lợi xã hội rất ít ỏi. Cần lưu ý trong những lần xuất bản sau của Xã hội mở, Popper dần nghi ngờ về sự can thiệp trực tiếp của nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội, và ưu tiên sự sửa chữa khung khổ pháp lý của nhà nước, nếu có thể, để giải quyết chúng. Ông lập luận rằng sự can thiệp trực tiếp của nhà nước dẫn đến sự trao quyền can thiệp hợp pháp cho nhà nước, điều này gây nguy hiểm cho sự tự do.
    Bằng chứng về chủ nghĩa bảo thủ của Popper có thể tìm thấy trong sự phản đối của ông đối với những sự thay đổi cấp tiến. Sự phê phán của ông đối với công nghệ không tưởng dường như tán đồng những phê phán của Edmund Burke đối với Cách mạng Pháp. Burke mô tả sự đãm máu của sự Khủng bố của cách mạng như là một bài học thực tế về sự nguy hiểm khi xóa bỏ tất cả các thiết chế và truyền thống qua một đêm và thay thế chúng với các bản thiết kế xã hội trừu tượng và không thể kiểm tra. Giống như Burke và những người bảo thủ khác, Popper nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thống để đảm bảo sự trật tự, ổn định và các thiết chế hoạt động tốt. Người dân có một nhu cầu cố hữu cho sự quy củ và có thể dự đoán được về môi trường xã hội của họ, điều mà truyền thống đóng vai trò quyết định để mang lại. Tuy nhiên, có những sự khác biệt quan trọng cách hiểu của Popper và Burke về truyền thống. Popper bao gồm Burke, cũng như nhà bảo thủ nhiều ảnh hưởng của thế kỉ 20 Michael Oakeshott, trong phe “phản duy lý”. Điều này là vì “họ chấp nhận truyền thống như là những thứ đúng đắn”; nghĩa là, họ chập nhận truyền thống một cách không phê phán”. Một thái độ như vậy xem các giá trị, các niềm tin và các thực tiễn của một truyền thống như là những “điều thiêng liêng và cấm kị”. Trái lại, Popper ủng hộ một “thái độ phê phán” đối với truyền thống. “Chúng ta sẽ giải phóng chúng ta khỏi những điều cấm kị nếu chúng ta nghĩ về nó, và nếu chúng ta hỏi mình liệu chúng ta nên chấp nhận hay bác bỏ nó”. Popper nhấn mạnh rằng một thái độ phê phán không đòi hỏi đi ra ngoài tất cả truyền thống. Sự phê phán đối với truyền thống cũng tương tự như sự phê phán trong khoa học, luôn luôn nhắm đến các lý thuyết cụ thể và đứng từ góc độ của một truyền thống nào đó. Trong thực tế, thái độ phê phán hướng đến một truyền thống cũng chính là một truyền thống – cụ thể là truyền thống khoa học- có từ thế kỉ thứ 5 và 6 trước công nguyên ở Hilap cổ đại.
    Lý thuyết của Popper về dân chủ chắc chắn cũng chứa các bộ phận bảo thủ trong trừng mực nó chỉ yêu cầu một vai trò giới hạn cho các công dân trung bình trong việc cai trị. Như chúng ta thấy ở trên, vai trò chính của công chúng trong nền dân chủ của Popper là đưa ra một nhận định về sự thành công hay thất bại của các chính sách của chính quyền. Đối với Popper chính sách công không được tạo ra thông qua dạng thảo luận cộng đồng như được mừng tượng bởi những người ủng hộ nền dân chủ cấp tiến hay nền dân chủ tham dự. Nó lại càng không được thực hiện bởi các công dân bình thường. Popper tóm tắt quan điểm của ông bằng cách trích dẫn Pericles, một chính khách danh tiếng của nền dân chủ Athen thế kỉ 5 trước công nguyên: “chỉ một số ít trong chúng ta có khả năng phát minh ra một chính sách hay áp dụng nó vào thực tiễn, dù tất cả chúng ta có khả năng phán đoán về nó”. Popper nói thêm là “Vui lòng lưu ý rằng [quan điểm này] coi thường ý niệm cai trị bởi người dân, và ngay cả sáng kiến của nhân dân. Cả hai được thay thế với một ý niệm rất khác về sự phán đoán của người dân” Ở một mức độ nào đó, quan điểm này phản ánh sự ủng hộ của những người bảo thủ truyền thống cho sự cai trị bởi “những nhà quý tộc tự nhiên”, như Burker gọi, trong một xã hội dân chủ. Một cách lý tưởng, các quan chức được bầu sẽ đến từ tầng lớp thượng lưu có học thức, những người phù hợp nhất cho các vị trí lãnh đạo nhờ vào tính cách ưu tú, óc phán đoán và kinh nghiệm ưu tú của họ. Tuy nhiên, trong hệ thống của Popper, chính sách công tốt trong một xã hội dân chủ sẽ không bắt nguồn quá nhiều từ cá tính hay sự khôn ngoan hơn của các lãnh đạo nhưng đúng hơn là từ sự cam kết của họ với phương pháp khoa học. Như đã thảo luận ở trên, điều này đòi hỏi các chính sách phải theo kiểu từng phần và có thể kiểm tra thông qua quá trình thử và sai. Xã hội mở của Popper là xã hội kĩ trị hơn là xã hội quý tộc.
    Nguồn: http://www.iep.utm.edu/popp-pol/
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org