Nitisha
Định nghĩa
Chủ
đề chính của nền dân chủ cổ điển là sự tham gia của tất cả các công dân vào
trong các hoạt động của quốc gia và người dân Athen (nơi mà nền dân chủ cổ điển
phát triển rực rỡ nhất) tin rằng họ có thể đạt được sự bình đẳng. Vì vậy, cơ sở
của nền dân chủ cổ điển là sự bình đẳng về quyền và lợi ích.
Ở
đây dân chủ được xem như là một phương tiện nằm trong tay cá nhân mà họ có thể
sử dụng để bảo vệ các quyền và tự do của họ. Trong thời Trung cổ và thời cận đại
những người cai trị độc đoán cai trị hết sức tùy tiện và trong hầu hết trường hợp
họ vi phạm các quyền và tự do cơ bản của người dân mà không cần lý do và người
dân hoàn toàn bất lực khi đối mặt với một sức mạnh to lớn như vậy – chính quyền.
Nhưng
nền dân chủ bảo vệ nhấn mạnh một khía cạnh hoàn toàn khác. Theo lời của Heywood
"dân chủ thường ít được xem như là một cơ chế thông qua đó người dân có thể
tham gia vào đời sống chính trị, mà thường được xem như một công cụ thông qua
đó người dân có thể bảo vệ chính họ khỏi sự xâm phạm của chính quyền, đó là dân
chủ bảo vệ".
Ở
Hy Lạp cổ đại nhiều người đã có ý tưởng về việc bảo vệ các quyền và tự do.
Plato nghĩ rằng sự cai trị của tầng lớp giám hộ [chiến binh và lãnh đạo] có thể
đảm bảo được mục đích này. Nhưng Aristotle hỏi - "quis custodiet Ipsos
custodes?" trong tiếng Anh có nghĩa là ai sẽ giám sát tầng lớp giám hộ? Từ
những ý tưởng trên dẫn đến tư tưởng về dân chủ bảo vệ.
Nguồn gốc của dân chủ bảo vệ
Nguồn
gốc của tư tưởng cho rằng dân chủ là một công cụ bảo vệ các quyền và tự do của
người dân có thể dễ dàng truy nguyên đến cuối thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII.
Cụ
thể hơn, John Locke (1631-1704) được coi là người khởi xướng vĩ đại của dân chủ
bảo vệ. Xã hội dân sự của ông dựa trên các nguyên tắc dân chủ được tạo ra thông
qua các công cụ khế ước xã hội để bảo vệ quyền sống, tự do và tài sản, và bảo đảm
cho sự theo đuổi hạnh phúc. Một người khác tán thành kiểu dân chủ này là James
Madison (1751-1836), kiến trúc
sư chính của hiến pháp Mỹ.
Ba
nhân vật trụ cột của thuyết công lợi cũng là những nhân vật quan trọng của dân
chủ bảo vệ. Đó là Jeremy Bentham (1748-1832) James Mill 1773-1836) và John
Stuart Mill. Thuyết công lợi ủng hộ mạnh mẽ nền dân chủ bảo vệ. Tinh thần chủ đạo
của thuyết công lợi là bảo vệ các quyền tự do và cơ hội, và đây là những nguyên
tắc cơ bản của nền dân chủ. Chúng phải được bảo vệ bằng mọi giá và theo họ dân
chủ là hình thức chính quyền tốt nhất có thể đảm bảo mục tiêu này. Bentham,
James Mill và con trai của ông cho rằng chỉ trong nền dân chủ tất cả các lợi
ích cá nhân mới có thể được bảo vệ và nâng cao.
Locke,
Madison, Bentham, và cha con Mill - tất cả đều ủng hộ dân chủ theo hướng bảo vệ
và đó là một khía cạnh của nền dân chủ tự do. Trong tay của họ khía cạnh này được
phát triển tốt nhất. Trong thực tế, Bentham và cha con Mill là những nhà tư tưởng
đại diện của nền dân chủ bảo vệ.
Các đặc trưng cơ bản
Sau đây là những đặc trưng cơ bản của
nền dân chủ bảo vệ
(1)
Dân chủ bảo vệ tin tưởng vào chủ quyền nhân dân. Nhưng vì nhân dân không thể trực
tiếp tham gia vào các quá trình của nhà nước, nên họ thực hiện điều đó thông
qua các đại diện của họ.
(2)
Cả chủ quyền nhân dân và hình thức chính quyền đại diện là hợp pháp.
(3)
Nhiệm vụ chính của nhà nước là bảo vệ các quyền và tự do của công dân và dù điều
này có được thực hiện thích đáng hay không thì người dân cần hết sức cảnh giác
đối với các hoạt động của nhà nước
(4)
Chính quyền chịu trách nhiệm trước nhân dân và để thiết lập chính quyền các cuộc
bầu cử được tổ chức đều đặn. Ngoài ra còn có nhiều cách khác để thiết lập trách
nhiệm giải trình
(5)
Một cách rất quan trọng để bảo vệ các quyền, sự tự do và phân bố các lợi ích là
phân chia quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này
được thực hiện trong tất cả các nền dân chủ tự do.
(6)
Có một sự phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến. Cả người cai trị và bị trị đều bị kiểm
soát bởi các nguyên tắc quy định trong hiến pháp.
(7)
Hiến pháp là nguồn gốc của mọi quyền lực và là sự bảo đảm cho các quyền và tự
do. Ngoài ra cũng có các biện pháp khác để ngăn chặn các hành vi vi phạm các
quyền và tự do.
(8)
Các tổ chức nhóm các hiệp hội có đủ tự do và họ luôn luôn hành động như những
người bạn của nhân dân và chiến đấu chống lại bất kỳ hành vi vi phạm quyền lợi
hoặc xâm phạm các quyền tự do.
(9)
Cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực là một đặc điểm của nền dân chủ bảo vệ.
(10)
Một sự phân biệt rõ ràng giữa nhà nước và xã hội dân sự được duy trì nghiêm ngặt.
Cơ chế của dân chủ bảo vệ
Bentham,
J. Mill và J.S. Mill đã thảo luận tỉ mỉ về các khía cạnh khác nhau của nền dân
chủ bảo vệ. Họ tin chắc rằng chỉ có chính quyền dân chủ mới có thể đảm bảo tất
cả các quyền và tự do cho tất cả công dân.
Trong
phân tích của chúng ta về lý thuyết về các quyền, chúng ta đã lưu ý rằng
Bentham từ chối chấp nhận tư tưởng về các quyền tự nhiên, bởi vì chúng không được
công nhận bởi nhà nước và nhà nước không có trách nhiệm bảo vệ chúng. Bentham
và cha con Mill (J. Mill và JS Mill) bị thuyết phục rằng nếu cơ chế thích hợp
không được cung cấp cho việc bảo vệ các quyền thì chúng dễ dàng bị vi phạm và
cơ chế thích hợp này chỉ có trong một nền dân chủ. Từ đây đối với cả ba triết
gia công lợi dân chủ có nghĩa là một cơ chế để bảo vệ các quyền và theo nghĩa
đó nó là dân chủ bảo vệ.
Như
đã được đề cập đến trước đó CB Macpherson (trong tác phẩm The Life and Times of
Liberal Democracy, 1977) lưu ý rằng một trong những chức năng rất quan trọng của
dân chủ là bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân và điều này có thể thực hiện
được thông qua trách nhiệm giải trình . "Đối với Bentham và Mill dân chủ tự
do đi kèm với một công cụ chính trị mà sẽ đảm bảo trách nhiệm giải trình của
người cai trị đối với người dân".
Do
đo, trách nhiệm giải trình có đầy đủ tiềm năng cho việc thực hiện hóa các quyền
và tự do. Bentham từng nói, "Một nền dân chủ có các công cụ đặc trưng của
nó để bảo vệ các thành viên chống lại sự áp bức và cướp bóc của giới công quyền".
Trong
tác phẩm An Essay of Government James
Mill nhấn mạnh các cuộc bầu cử, sự phân chia quyền lực, tự do báo chí, tự do
ngôn luận và tự do hiệp hội là những cách thức cơ bản để bảo vệ các quyền và tự
do. Thông qua các cơ chế này, lợi ích chung của cộng đồng có thể được duy trì.
Sự
cạnh tranh liên tục giữa các công dân, sự vận động tự do với đa dạng các ý tưởng
và suy nghĩ là cần thiết cho sự phát triển đúng đắn các năng lực của cá nhân .
Trong khái niệm về dân chủ bảo vệ, thị trường tự do có một vị trí đặc biệt. Các
nhà tư tưởng công lợi cho
rằng các cuộc bầu cử tự do không nghi ngờ gì là thành phần quan trọng của nền
dân chủ bảo vệ. Nhưng cùng với điều này thì hệ thống thị trường tự do là cần
thiết bởi vì nó cung cấp cho cá nhân quyền để sống tốt và quyền không bị đói khổ,
và cả quyền sở hữu. Tuy nhiên, tất cả những điều này phải được bảo vệ thông qua
các cơ chế của pháp luật, bởi nhà nước. James Mill thậm chí đi xa hơn nữa bằng
cách nói rằng bất kỳ mối đe dọa đối với hệ thống thị trường tự do và các quyền
sở hữu cũng là một mối đe dọa tiềm năng đối với việc thực thi các quyền và lợi
ích. Vì lý do này các nhà công lợi tranh luận với một sự khẳng định mạnh mẽ rằng
hai thứ này [thị trường tự do và các quyền sở hữu] phải có vị trí xứng đáng trong
xã hội. Nếu không các quyền không thể được bảo vệ.
Nhà nước tối thiểu và Dân chủ bảo vệ
Thu
gọn nhà nước tới một mức độ nào đó là một cách quan trọng để bảo vệ các quyền
và tự do của người dân. Cụm từ thu gọn nhà nước tới một mức độ nào đó có nghĩa
là giới hạn các chức năng của nhà nước trong
các phạm vi giới hạn cụ thể.
Một
lần nữa, các giới hạn cụ thể có nghĩa là nhà nước sẽ thực hiện một số chức năng
tối thiểu nhất định mà các cá nhân thường không thể làm được. Vượt ra ngoài các
giới hạn cụ thể này nhà nước sẽ khiến cho nó mất tính hợp pháp. Điều này thường
được gọi là nhà nước tối thiểu. Bentham và J.S. Mill cũng ủng hộ một nhà nước
như vậy và lý thuyết của họ được gọi là lý thuyết về nhà nước giới hạn.
Để
duy trì tốt lợi ích chung nhà nước phải nhận thức rằng các quyền và tự do phải
được bảo vệ đúng đắn, và vì đó là nghĩa vụ chính của nhà nước. Hơn nữa, trong nền
dân chủ, nếu thực hiện thành công điều này, mọi người sẽ nhiệt tình và tự nguyện
gánh vác trách nhiệm của các quá trình hoạch định chính sách và điều này sẽ làm
giảm gánh nặng cho nhà nước.
"Bầu
cử tự do và thị trường tự do là tuyệt đối cần thiết. Vì lợi ích tập thể chỉ có
thể được hiện thực hóa trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống chỉ khi cá nhân tương
tác trong các trao đổi cạnh tranh khi theo đuổi lợi ích của họ với một nhà nước
can thiệp tối thiểu ".
Robert
Nozick là một người ủng hộ lý thuyết nhà nước tối thiểu và ông khẳng định rằng
chỉ thông qua một nhà nước tối thiểu thì công lý có thể được thực thi.
Chức năng của Nhà nước
Nếu
chức năng của nhà nước là bảo vệ các quyền và tự do thì điều cần thiết là phải
làm sáng tỏ một số chức năng chính mà nhà nước dân chủ phải thực hiện và Jeremy
Bentham trong tác phẩm Principles of
Civil Code đã chỉ ra bốn chức năng sau. Đó là: cung cấp sự sinh tồn, tạo ra
sự sung túc, tạo thuận lợi cho sự bình đẳng, và duy trì an ninh.
Chúng
ta sẽ bàn tóm tắt các chức năng này. Nhiệm vụ quan trọng của nhà nước là phải
hiểu rằng tất cả các công dân cần sở hữu đủ vật chất cần thiết cho một cuộc sống
thoải mái và nếu nhà nước thất bại với điều này nó sẽ tạo ra sự bất bình trong
tâm trí của người dân. Để đạt được mục tiêu đầu tiên này nhà nước phải áp dụng
mọi biện pháp để sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng với số lượng dồi dào và
nếu không như vậy các công dân không bao giờ có thể có được cuộc sống thoải mái
và các nhu cầu sẽ được thỏa mãn.
Một
nhiệm vụ khác của nhà nước là đảm bảo sự bình đẳng trong mọi lĩnh vực và nếu điều
này không đạt được thì nhà nước cần thực hiện các bước để giảm sự bất bình đẳng.
Cuối cùng người dân mong đợi sự đảm bảo an ninh từ chính quyền và chính quyền
phải cung cấp nó. Chúng ta biết rằng các cư dân trong trạng thái tự nhiên sống
trong tình trạng không an toàn và điều này thúc đẩy họ tìm kiếm sự an toàn và
vì mục đích này họ thiết lập một xã hội dân sự. (Ở đây, thuật ngữ xã hội dân sự
không được sử dụng theo nghĩa của Gramisci). Họ tin rằng chỉ có một xã hội dân
sự mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Khi dân chủ trở thành dân chủ bảo vệ?
(1) Một khía cạnh quan trọng của nền dân chủ bảo
vệ là có một sự phân biệt rõ ràng được tạo giữa nhà nước và xã hội dân sự và
cái sau sẽ hoàn toàn có quyền tự chủ.
(2)
Sẽ có sự thống trị của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất cũng
như phân phối. Nói cách khác, nền kinh tế sẽ được quản lý và vận hành tư nhân
và điều này sẽ mở rộng hơn nữa việc thúc đẩy sự tự do và các quyền.
(3)
Một hệ quả của điều thứ hai là sự ra đời của nền kinh tế thị trường, tạo ra sự
cạnh tranh tự do giữa tất cả những người tham gia vào các hoạt động kinh tế. Sự
xuất hiện của nền kinh tế thị trường không phải là tất cả, mà sự bảo đảm tự do
và tự chủ cũng rất quan trọng.
(4)
Trong ranh giới của xã hội dân sự sẽ xuất hiện các tổ chức chính trị, văn hóa
và kinh tế. Tự do của nhân dân sẽ phát triển mạnh thông qua các tổ chức này. Những
người bênh vực cho nền dân chủ bảo vệ nhấn mạnh tất cả 4 điều này.
Nguồn:
http://www.politicalsciencenotes.com/