Bà
Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chương trình quản trị của tổ chức Oxfam
Dự
thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) đang chờ Quốc
hội phê duyệt tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV vừa khai mạc ngày 21/5 vừa qua
được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý chính thức cho sự ra đời và phát triển của ba
đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc
(Kiên Giang).
Mô
tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không
thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế
giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ
thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong
khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội”
(white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.
GS Đặng Hữu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ vừa đại diện nhóm chuyên gia trong lĩnh vực
quản lý Công nghệ Thông tin gồm Đặng Hữu, Chu Hảo, Mai Liêm Trực, Nguyễn Khánh
Toàn,… vừa gửi tới Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng.
Gần
đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế
đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua.
Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong
(Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính
đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special
economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng
hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau.