Một phần của di sản của Cách mạng Pháp là sự phát triển hai
hiện tượng mới lạ: chủ nghĩa dân tộc và cách tiến hành các cuộc chiến tranh hiện
đại. Học thuyết về chủ nghĩa dân tộc – mỗi dân tộc, một quốc gia; mỗi quốc gia,
một dân tộc – phát triển cùng với chủ nghĩa cộng hòa hiện đại. Các cuộc chiến của
Napoleon theo sau Cách mạng Pháp làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc – ở Pháp và các
vùng đất bị chinh phục – và là các cuộc
chiến tranh hiện đại đầu tiên. Nhà lý thuyết quân sự vĩ đại Carl von Clausewitz thừa nhận rằng Napoleon đã
thay đổi chiến tranh vĩnh viễn. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của
hai sự thay đổi vĩ đại này.
Các di sản của Cách mạng Pháp -Từ cánh hữu đến cánh tả
Cuộc họp của các đẳng cấp (5/5/1789)
Sự ảnh hưởng phân cực về mặt chính trị của Cách mạng Pháp đã
thiết lập nên phổ quan điểm chính trị của Châu âu vào cuối thế kỉ 19. Ở phía
cánh hữu là những người ủng hộ cho chủ nghĩa bảo hoàng và quyền lực truyền thống
của nhà thờ; ở phía cánh tả là những người vô chính phủ và những người xã hội
chủ nghĩa. Những người cộng hòa tự do, ủng hộ chủ quyền nhân dân, tự do cá
nhân, quyền tư hữu và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đứng ở giữa. Trong bài này,
chúng ta sẽ tìm hiểu các nhà tư tưởng chính của cánh hữu và cánh tả, những người
đã tạo ra một chủ nghĩa bảo thủ cực đoan hơn (so với chủ nghĩa bảo thủ của Burke) và một chủ nghĩa xã hội vô chính
phủ.
Tranh luận về Cách mạng Pháp
Cách mạng Pháp, sự kiện chính trị vĩ đại nhất của thế kỉ 18,
đã truyền cảm hứng cho vô số các nhà tư tưởng chính trị. Trong bài này và ba
bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng về mặt triết học của nó. Đầu
tiên, chúng ta tìm hiểu sự tranh luận giữa các tác giả trong thế giới nói tiếng
Anh: Một người Anh là Richard Price đã xuất bản một khảo luận trong đó xem cuộc
cách mạng là một sự thể hiện các nguyên tắc chính trị của Anh; trong khi đó
Edmund Burke, cha đẻ của tư tưởng bảo thủ trong nền chính trị Anh Mỹ, lập luận
chống lại Price khi cho rằng cách mạng là một sự vi phạm các nguyên tắc chính
trị của Anh. Còn Thomas Pain, người viết những cuốn sách mỏng về chính trị nổi
tiếng nhất trong lịch sử Mỹ, ủng hộ cách mạng và chống lại Burke. Và Mary
Wollstonecraft cũng có quan điểm tương tự như Paine. Trong bài này, chúng ta sẽ
tìm hiểu cuộc chiến của các cuốn sách mỏng (của các tác giả kể trên), một cuộc
tranh cãi trí tuệ đầu tiên về ý nghĩa của cách mạng.
Smith và cuộc cách mạng thị trường
Bị thúc đẩy bởi sự thành công về thương mại của Hà lan và
Anh, một số nhà tư tưởng cho rằng một xã hội thương mại với những nhà sản xuất
tư lợi là tốt đẹp, dù nó trái ngược với các đức hạnh truyền thống, cổ điển, và
Ki tô giáo. Trong miêu tả nổi tiếng của mình về chủ nghĩa tư bản, Adam Smith
cho rằng chỉ một nền kinh tế thị trường tự do mới có thể mang lại ‘sự giàu có phổ
quát', cũng như khuyến khích các phẩn chất khôn ngoan. Smith miêu tả về ‘một bàn
tay vô hình’ hướng dẫn cho sự tư lợi cá nhân tạo ra lợi ích chung. Trong khi ủng
hộ cho thương mại tự do và chính sách không can thiệp của chính phủ, thì Smith cũng
chuẩn đoán các vấn đề của chủ nghĩa tư bản và bảo vệ cho một số hành động của
chính phủ. Tuy nhiên sau này, Thomas Malthus đưa ra một dự đoán gây bối rối rằng nguồn
cung thực phẩm sẽ đề ra một sự giới hạn vĩnh viễn đối với sự tiến bộ. Trong bài
này, chúng ta tìm hiểu về kỉ nguyên của triết học kinh tế.
John Locke bàn về chính quyền giới hạn và lòng khoan dung
John Locke viết hai tác phẩm giữ vị trí trung tâm trong sự
phát triển của tư tưởng chính trị hiện đại: Hai
khảo luận về chính quyền và Một lá
thư về lòng khoan dung. Tác phẩm của ông biện minh cho cuộc Cách mạng Vinh
quang năm 1688. Ông xây dựng một quan niệm “tích cực” hơn về trạng thái tự
nhiên và khế ước xã hội (so với Hobbes). Locke hiểu về sở hữu dựa vào “lao động”.
Với các khái niệm của ông về luật tự nhiên, chính quyền được ủy nhiệm, và cách
mạng, thì chính quyền được tạo ra như là công bộc của cộng đồng chính trị. Tác
phẩm Lá thư về lòng khoan dung của
Locke ủng hộ cho một sự tách rời mới mẻ giữa thẩm quyền tôn giáo và thẩm quyền
chính trị. Ông là một trong những nguồn trí tuệ sáng láng nhất của “thế kỉ chính
trị”, giai đoạn từ 1688 đến 1789, vốn tạo nên chủ nghĩa cộng hòa hiện đại.
Hobbes, Luật tự nhiên, Khế ước xã hội
Triết gia người Anh Thomas Hobbes là thành viên của cuộc
cách mạng khoa học thế kỉ 17 và là người đầu tiên nỗ lực thiết lập một lý thuyết
xã hội hiên đại. Hobbes đặt quan điểm của mình trên nền tảng của thuyết tương đối
đạo đức và một trạng thái tự nhiên khá bi quan – một cuộc chiến tất cả chống lại
tất cả. Ông xây dựng khái niệm thẩm quyền chính trị dựa trên một khế ước xã hội
giữa các cá nhân duy lý tư lợi đang tìm kiếm sự an toàn cá nhân. Hầu như không
có sự giới hạn đối với quyền lực của nhà nước bởi vì sợ hãi một chủ quyền đầy
quyền uy thì tốt hơn sợ hãi tất cả những người hàng xóm của mình. Trong bài
này, chúng ta sẽ tìm hiểu phiên bản đầu tiên của lý thuyết khế ước xã hội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)