Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng. Cánh Hữu và cánh Tả sai lầm ở những điểm nào (1/3)

Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Cuộc tranh luận chính trị gần đây tại Hoa Kỳ và các nước dân chủ tư bản tiên tiến khác bị chi phối bởi hai vấn đề: sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng kinh tế và mức độ can thiệp của chính phủ nhằm đối phó vấn đề này. Như cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2012 và những đấu đá chính trị về “bờ vực ngân sách” (the fiscal cliff) đã cho thấy, trọng tâm của cánh Tả hiện nay được dồn vào việc tăng thuế và chi tiêu của chính phủ, chủ yếu để đẩy lùi tình trạng phân hóa giai cấp xã hội đang ngày một gia tăng; trong khi đó, trọng tâm của cánh Hữu được đặt vào việc giảm thuế và cắt giảm chi tiêu, chủ yếu để đảm bảo tính năng động kinh tế. Bên này xem nhẹ những mối quan tâm của bên kia, và mỗi bên đều tỏ ra tin tưởng rằng những chính sách mà mình mong muốn có khả năng đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định xã hội. Cả hai bên đều sai lầm.
Read More...

Tư tưởng chính trị của Robert Nozick (P1/2)

Mặc dù Robert Nozick không tự coi mình là một triết gia chính trị, nhưng ông được biết đến nhiều nhất với những đóng góp của mình cho nó. Chắc chắn là, các đóng góp của Nozick trong các lĩnh vực nhận thức luận và siêu hình học (đặc biệt là về tự do ý chí và lý thuyết "closest continuer" về bản sắc cá nhân) có một ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, chính sự xuất bản quyển sách đầu tiên của ông, tác phẩm Vô chính phủ, Nhà nước và Không tưởng (1974) đã làm hồi sinh chính trị cánh hữu và tạo ra một một sự bùng nổ các phản hồi và bình luận phê phán. Trong khi thành tựu của Nozick vượt xa bên ngoài ranh giới của triết học chính trị, thì hoàn toàn đúng đắn khi nói rằng hầu như mọi người biết đến ông qua việc ông nỗ lực cung cấp một sự biện hộ cho nhà nước, thiết lập các giới hạn cho chính quyền, và cố gắng thuyết phục chúng ta rằng việc chấp nhận nhà nước tối thiểu của ông có thể thúc đẩy một khuôn khổ cho các cộng đồng thi hành các thử nghiệm không tưởng của mình.
Read More...

Chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism)

Các nhà tự do cá nhân tin rằng cá nhân là tối cao, chứ không phải nhà nước hay bất cứ tổ chức nào. Họ tin tưởng vào sự tự do tiêu cực, tức tự do khỏi sự can thiệp từ bên ngoài. Thúc đẩy sở hữu tư nhân và tự do kinh tế thực chất là tôn trọng cho tự do cá nhân. Trật tự xã hội không mâu thuẫn với tự do cá nhân mà phát triển từ tự do cá nhân. Việc sử dụng sự ép buộc duy nhất hợp pháp là để tự vệ hay hiệu chỉnh sự sai lầm. Chính quyền bị ràng buộc bởi các quyên tắc đạo đức tương tự như cá nhân. Hành động của chính quyền bị coi là bất hợp pháp khi sử dụng sự ép buộc để cướp bóc, gây hấn, tái phân phối, và các mục đích khác nằm ngoài việc bảo vệ tự do cá nhân.
Read More...

Chủ nghĩa cá nhân và tự do: Những cây cột trụ sống động của cộng đồng chân chính

Edward W. Younkins
Phạm Nguyên Trường dịch
Chủ nghĩa cá nhân là quan niệm cho rằng mỗi người đều có những quan niệm riêng về mặt đạo đức và một số quyền nhất định, đấy là những thứ có nguồn gốc thánh thần hay cố hữu trong bản chất của con người. Mỗi người sống, nhận tức, trải nghiệm, tư duy và hành động trong và thông qua cơ thể của mình và vì vậy mà xuất phát từ những điểm duy nhất trong không gian và thời gian. Chỉ cá nhân mới là người có khả năng hành động hợp lí một cách sáng tạo và mới mẻ. Các cá nhân có thể có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng tư duy lại đòi hỏi phải có người tư duy duy nhất, đặc thù. Cá nhân nhận trách nhiệm tư duy cho chính mình, hành động dựa trên tư tưởng của chính mình và đạt được hạnh phúc của chính mình.
Read More...

Sử dụng tri thức trong xã hội

Freidrich A. Hayek
Đinh Tuấn Minh dịch
Giới thiệu của người dịch
Đối với giới kinh tế học lý thuyết, khám phá của Hayek về “phân hữu tri thức” (division of knowledge) có giá trị có thể sánh ngang với khám phá của Adam Smith về “phân công lao động” (division of labor). Nếu như phân công lao động là tiền đề để của cải xã hội được sinh sôi nảy nở, thì phân hữu tri thức lại là tiền đề để phân công lao động được liên tục phát triển. Khám phá này được Hayek trình bày rõ ràng trong bài luận “Sử dụng tri thức trong xã hội” (“The Use of Knowledge in Society”) đăng trên chuyên san American Economic Review năm 1945. Hayek thấy rằng “tri thức về các hoàn cảnh mà chúng ta bắt buộc phải tính đến không bao giờ tồn tại một cách tập trung hay hợp nhất, mà chỉ dưới dạng những mảnh phân tán, không hoàn chỉnh và thường xuyên mâu thuẫn, được sở hữu bởi tất cả các cá nhân riêng rẽ”. Từ tiền đề này, Hayek rút ra ba kết luận quan trọng: (i) hoạch định kinh tế tập trung kém hiệu quả hơn so với hoạch định phi tập trung; (ii) hệ thống giá cả là hệ thống tự phát giúp con người truyền tải tri thức cần thiết từ người này sang người khác để phối hợp các kế hoạch cá nhân riêng rẽ; và (iii) các phương pháp tiếp cận dựa trên nền tảng triết học thực chứng không thể giải quyết được vấn đề kinh tế thực sự của xã hội, tức vấn đề làm thế nào để có thể sử dụng hiểu quả các tri thức riêng phần.
Read More...

Bàn về tự do

Minh Huy

A. Sơ lược về quá trình phát triển của chủ nghĩa tự do

Chủ nghĩa tự do là một triết lý chính trị hay một thế giới quan, được hình thành trên các ý tưởng về tự do pháp lý và bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực cũng như cơ hội. Một số nhà tư tưởng nhấn nhấn vào ý tưởng đầu tiên, tiêu biểu là: Locke & Mill;  trong khi đó, một số khác nhấn mạnh vào ý tưởng thứ hai, tiêu biểu là:  Rousseau,  Marx, Green. Các nhà tư tưởng có thể phát triển ý tưởng về tự do trong nhiều lĩnh vực và theo nhiều hướng khác nhau, tuy nhiên, thường ủng hộ các quan điểm cơ bản như: các quyền dân sự, thị trường tự do, xã hội dân chủ, chính phủ thế tục và hợp tác quốc tế. Ở đây, quá trình phát triển của chủ nghĩa tự do được trình bày thông qua sự phát triển của những tư tưởng tự do và những diễn biến chính trị, kinh tế và văn hóa trong lịch sử.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org